15/08/2023 17:12 GMT+7

Các nhà phân tích: Trung Quốc muốn giữ Nga ở trạng thái 'vừa phải'

Mối quan hệ của Trung Quốc với Nga trở nên sâu sắc hơn trong những năm gần đây, do cả hai nước đều đối diện thách thức chung, đó là Mỹ và các vấn đề toàn cầu.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin năm 2022 - Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin năm 2022 - Ảnh: AFP

Một số nhà phân tích đã ví mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga với câu chuyện của "Goldilocks” (lấy cảm hứng từ chuyện của cô gái trẻ Goldilocks trong câu chuyện ngụ ngôn "Ba chú gấu vàng" của thiếu nhi - ý chỉ sự "vừa phải").

Theo Đài CNBC, hai quốc gia đồng minh Trung Quốc - Nga luôn tìm kiếm một nền tảng trung gian vừa phải giữa họ.

Trung Quốc muốn đồng minh Nga của mình không quá mạnh để có thể thách thức Bắc Kinh, nhưng cũng không quá yếu khiến Trung Quốc bị phương Tây cô lập về mặt ý thức hệ.

“Trung Quốc cần đạt được sự cân bằng giữa việc giữ cho Nga yếu ở mức độ không gây ra mối đe dọa cho Trung Quốc, đồng thời đảm bảo rằng Nga vẫn có thể gây khó chịu cho các đối thủ chung của họ - các nền dân chủ phương Tây do Mỹ lãnh đạo”, ông Etienne Soula, một nhà phân tích, nghiên cứu tại Liên minh Bảo đảm dân chủ trong "Quỹ Marshall Đức" của Mỹ, nói với Đài CNBC.

Mặc dù Bắc Kinh đã cẩn thận không chỉ trích Nga trong chiến sự và vẫn là một đồng minh, nhưng họ cũng có thể khai thác mối quan hệ đặc quyền của mình với Matxcơva.

Trung Quốc biết rằng Nga rất cần một người bạn và đối tác thương mại hùng mạnh để xuất khẩu hàng hóa giảm giá như dầu mỏ và kim loại. Doanh số bán hàng trên rất quan trọng để giữ cho nền kinh tế của Nga ổn định và duy trì cuộc chiến với Ukraine.

Trung Quốc được các nhà quan sát quốc tế coi là một trong số ít quốc gia có thể gây ảnh hưởng đối với Nga trong việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga, Tổng thống Vladimir Putin, đã gặp nhau vào đầu năm nay, ca ngợi mối quan hệ kinh tế và chính trị ngày càng sâu sắc cũng như “tình bạn” của họ với tư cách là các nhà lãnh đạo.

Đối với một số nhà quan sát về mối quan hệ Trung - Nga, Bắc Kinh đã hỗ trợ Matxcơva nhiều hơn dự kiến kể từ khi xung đột bùng nổ - một cuộc xung đột làm gián đoạn thương mại toàn cầu, an ninh năng lượng và lương thực.

Một nhà phân tích lưu ý rằng Trung Quốc đã đi đủ xa với Nga để mạo hiểm danh tiếng của chính mình, và điều này cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng mạo hiểm vốn địa chính trị để hỗ trợ đồng minh.

“Tôi chỉ không thấy bất kỳ bằng chứng nào khẳng định Trung Quốc đang tìm cách mở rộng quyền lực của mình đối với Nga, để biến nước này thành một đối tác 'cấp dưới' kể từ khi xung đột bắt đầu", ông Jude Blanchette, chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nói với Đài CNBC.

Đội tàu Trung Quốc lên đường tập trận chung với NgaĐội tàu Trung Quốc lên đường tập trận chung với Nga

Ngày 16-7, một đội tàu hải quân Trung Quốc đã lên đường tham gia tập trận cùng lực lượng hải quân và không quân Nga ở biển Nhật Bản.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp