20/01/2023 11:35 GMT+7

Các nhà đầu tư rút 20 tỉ USD từ các quỹ đầu tư bất động sản

JPMorgan và Morgan Stanley nằm trong số các nhà quản lý quỹ đầu tư phải đối mặt với yêu cầu rút tiền của nhà đầu tư tổ chức, khi giá trị bất động sản giảm.

Các nhà đầu tư rút 20 tỉ USD từ các quỹ đầu tư bất động sản - Ảnh 1.

Quỹ đầu tư JP Morgan - Ảnh: BLOOMBERG

Một số nhà đầu tư lớn nhất vào bất động sản của Mỹ đang tìm cách rút tiền, trước khi các quỹ đầu tư tiếp tục trượt dốc.

Dòng tiền rút lớn nhất kể từ cuộc đại suy thoái

Kết thúc năm 2022, các nhà đầu tư tổ chức (institutional investors) đã yêu cầu rút 20 tỉ USD từ các quỹ tài sản. Đây là dòng tiền chờ đợi rút lớn nhất kể từ cuộc đại suy thoái (2007-2009), theo IDR Investment Management, tổ chức chuyên theo dõi chỉ số của các quỹ đầu tư mở.

Các nhà đầu tư tổ chức đã tìm cách cắt giảm mức độ đầu tư với một số quỹ lớn nhất, bao gồm JPMorgan Chase & Co., Morgan Stanley và Prudential Financial Inc., theo những người quen thuộc với vấn đề cho biết.

Quỹ bất động sản UBS Trumbull có hàng đợi rút 7,2 tỉ USD - 40% giá trị - tính đến quý 3-2022.

Dòng vốn chảy ra đang gia tăng áp lực đối với các nhà quản lý quỹ tổ chức, khi lãi suất cao hơn ảnh hưởng đến thị trường bất động sản thương mại. Đồng thời, các nhà quản lý như Blackstone Inc. đang chứng kiến các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt những người giàu có, rút tiền từ các khoản đầu tư vào bất động sản trong bối cảnh thị trường biến động.

Chi phí đi vay tăng cao đã đẩy việc kinh doanh bất động sản thương mại giảm 13% vào năm 2022. Thước đo của Bloomberg về các quỹ tín thác đầu tư bất động sản được giao dịch công khai, cho thấy mức giảm tới 29%.

Bà Cathy Marcus, giám đốc điều hành toàn cầu - người đứng đầu bộ phận vốn chủ sở hữu Mỹ tại PGIM Real Estate của Prudential, nơi quản lý tài sản trị giá 204 tỉ USD, cho biết: "Chúng ta sẽ kết thúc với một số định giá sụt giảm nhưng nó sẽ không làm rung chuyển trái đất”.

Đối với các nhà đầu tư tổ chức, hàng tiền đợi rút lui, ít nhất là một phần phản ứng đối với hiệu ứng tâm lý.

Trong khi đó, các nhà quản lý đầu tư thường có mục tiêu nhất định về số tiền họ muốn đầu tư. Họ chia vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các tài sản khác.

Thoát khỏi hàng đợi từ các quỹ đầu tư 

Hầu hết các nhà đầu tư đang giảm đầu tư với quỹ đầu tư đa dạng ODCE. Tuy nhiên, họ không từ bỏ hẳn cổ phần của bản thân.

Theo Garrett Zdolshek, giám đốc đầu tư của IDR Investments, công ty quản lý khoảng 5 tỉ USD, cho biết đường thoái lui của nhà đầu tư có thể bị thổi phồng.

Các nhà đầu tư thường có tâm lý họ sẽ chỉ nhận được một phần yêu cầu của mình. Vì vậy họ yêu cầu nhiều hơn những gì họ mong đợi nhận được.

Do sự chậm trễ trong việc định giá lại tài sản, các quỹ đầu tư ODCE vẫn hoạt động tốt hơn thị trường chứng khoán rộng lớn hơn.

Ông Callan cho biết quỹ PGIM Prisa có tổng lợi nhuận 19% trong 12 tháng tính đến tháng 9 -2022 (thời điểm bùng nổ giao dịch bất động sản). Trong khi chỉ số thị trường chứng khoán của S&P 500 (500 công ty có vốn hóa lớn nhất Mỹ) giảm 15%.

Các khoản lãi khác trong khoảng thời gian đó, bao gồm 21% cho Quỹ tài sản Prime Morgan Stanley, 19% cho Invesco Core Real Estate USA, 18% cho Quỹ tài sản chiến lược JPMorgan và gần 17% cho quỹ UBS Trumbul.

Tuy nhiên, trước tình hình đầu tư vào bất động sản ngày càng diễn biến xấu, người phát ngôn của PGIM, Morgan Stanley, JPMorgan, Invesco và UBS từ chối đề nghị bình luận của Hãng tin Bloomberg về hiệu quả hoạt động hiện nay của các quỹ này.

Bất động sản Anh thu hút nhà đầu tư Hàn QuốcBất động sản Anh thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc

Báo Financial Times dẫn nghiên cứu của Cushman & Wakefield cho biết Vương quốc Anh chiếm hơn 40% dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào thị trường bất động sản thương mại toàn châu Âu năm 2018.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp