13/04/2023 18:31 GMT+7

Các nhà đầu tư mạo hiểm Thung lũng Silicon đến Trung Đông kiếm tài trợ

Giám đốc điều hành những công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu về công nghệ như Andreessen Horowitz, Tiger Global và IVP đã tìm tới các nước Trung Đông trong những tuần gần đây.

Các nhà đầu tư mạo hiểm Thung lũng Silicon đến Trung Đông kiếm tài trợ - Ảnh 1.

Nhà đầu tư mạo hiểm Ben Horowitz, người đồng sáng lập Andreessen Horowitz - Ảnh: ANDREESSEN HOROWITZ

Theo thời báo Financial Times, các giám đốc điều hành trên đến Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Qatar. Chuyến đi diễn ra sau khi những người ủng hộ họ ở Bắc Mỹ và châu Âu phải đối mặt với suy thoái kinh tế, buộc phải hạn chế đầu tư.

Đổi lại, các nhà đầu tư mạo hiểm Mỹ được khuyến khích đến khu vực Trung Đông. Nơi các quan chức vùng Vịnh và hoàng gia trẻ tuổi đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của họ chứ không chỉ dầu mỏ, bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ nóng như trí tuệ nhân tạo.

Gió đã đổi chiều

Điều đó cũng có nghĩa một số công ty Mỹ lặng lẽ đảo ngược các quyết định trước đó - từ chối các cuộc gặp hoặc nhận tiền từ Saudi Arabia, vì lo ngại về hồ sơ nhân quyền của nước này sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018.

“Chúng tôi đã đến San Francisco để tìm kiếm họ vào năm 2017. Bây giờ, mọi người đang đến với chúng tôi”, ông Ibrahim Ajami, người đứng đầu bộ phận mạo hiểm tại Công ty Mubadala Capital, nói.

Mubadala Capital trực thuộc Tập đoàn đầu tư Mubadala, một quỹ tài sản trị giá 284 tỉ USD của Abu Dhabi.

Thời báo Financial Times đã phỏng vấn hơn 10 nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, những người đang nắm giữ hàng chục tỉ USD đầu tư, cũng như một loạt cố vấn và chủ ngân hàng. Họ mô tả đây là "mối tình mới" giữa các quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ và tiền mặt của Trung Đông.

Nảy nở "mối tình" mới

Một nhóm các giám đốc điều hành ở Thung lũng Silicon đã nhận được lời mời cá nhân từ văn phòng của ông Yasir al-Rumayyan, thống đốc của Public Investment Fund (PIF), đến xem Giải đua xe Công thức 1 Saudi Arabia vào tháng 3 ở thành phố Jeddah. Quỹ đầu tư công PIF trị giá 620 tỉ USD của Saudi Arabia.

Trong số những người tham dự có ông Ben Horowitz, người đồng sáng lập Andreessen Horowitz. Đây là chuyến đi thứ hai của nhà tài chính kỳ cựu tới Saudi Arabia trong vòng chưa đầy 6 tháng.

Công ty đầu tư Sanabil của PIF gần đây tiết lộ mối quan hệ đối tác với gần 40 công ty liên doanh của Mỹ. Bao gồm các công ty lớn như Andreessen Horowitz, Coatue Management, David Sacks' Craft Ventures, Insight Partners và 9Yards Capital.

Số tiền đầu tư vào các công ty không được tiết lộ.

Đặc biệt, Andreessen Horowitz, công ty có trụ sở tại San Francisco, huy động được hơn 14 tỉ USD vào năm 2022 - đã trở thành người ủng hộ mạnh mẽ cho sự quan tâm của Saudi Arabia đối với đổi mới công nghệ.

Trong khi đó Cơ quan Đầu tư Qatar cho biết vào năm 2019, họ tăng đầu tư vào Mỹ từ 30 tỉ USD lên 45 tỉ USD, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ.

Nước chảy về chỗ trũng

Quỹ PIF đã dần dần thâm nhập vào công nghệ Mỹ thông qua các khoản đầu tư của mình trong thập kỷ qua.

PIF đã đóng góp 45 tỉ USD vào Quỹ Tầm nhìn SoftBank trị giá 100 tỉ USD vào năm 2016. PIF cũng đầu tư lớn trực tiếp vào các công ty công nghệ Mỹ, bao gồm khoản đầu tư 3,5 tỉ USD vào Uber năm 2016 và hơn 1 tỉ USD vào nhà sản xuất ô tô điện Lucid Motors năm 2018.

Cùng năm 2018, tỉ phú Elon Musk cho biết ông đang đàm phán với PIF để giúp ông tài trợ cho một thỏa thuận trị giá 72 tỉ USD để tư nhân hóa Tesla, mặc dù thỏa thuận đã không thành hiện thực.

Sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi do các đặc vụ Saudi Arabia vào cuối năm 2018, một số doanh nghiệp phương Tây nổi tiếng, bao gồm nhiều nhà đầu tư công nghệ, đã ngừng hợp tác công khai với nước này.

Tuy nhiên, thời thế đã đổi thay. Kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu suy thoái, tiền đầu tư mạo hiểm cạn kiệt.

Các nhà đầu tư mạo hiểm Mỹ đang ngồi trên “bột khô” với kỷ lục 300 tỉ USD. Đây là số tiền huy động trên giấy vẫn chưa được các nhà đầu tư rót vào.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Crunchbase, tiền mặt mà các nhà đầu tư mạo hiểm bỏ vào các công ty khởi nghiệp đã giảm hơn 50% trong 12 tháng qua.

Trước tình hình khó khăn trên, nhiều công ty khởi nghiệp Mỹ bị thu hút trở lại vùng Vịnh - “hiện là nơi có tính thanh khoản cao nhất trên hành tinh”, theo người đứng đầu một quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 1 tỉ USD cho biết.

Từ Từ 'người vô hình' trên đất Mỹ thành lãnh đạo quỹ đầu tư mạo hiểm

TTO - Vừa xuất hiện trên trang Medium (Mỹ) với nội dung xoay quanh sự thành công của một phụ nữ Á Đông trong ngành đầu tư mạo hiểm - lĩnh vực phần lớn do nam giới Mỹ 'thống trị', con đường của Võ Vũ Thùy My ra sao?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp