16/05/2012 08:58 GMT+7

Các nguy hiểm khi dùng sản phẩm có chứa formaldehyde

(Nguồn PGS.TS Nguyễn Hữu Đức)
(Nguồn PGS.TS Nguyễn Hữu Đức)

Tin dịch vụ - Formaldehyde còn có tên formol, formalin. Đây là hợp chất hữu cơ, có công thức HCHO, thường dùng ở dạng dung dịch có nồng độ 10- 37% bốc hơi mùi rất khó chịu, làm cay mắt và kích ứng đường hô hấp gây ho.

Chất formaldehyde được dùng để làm gì?

- Formaldehyde chủ yếu được dùng làm chất tẩy rửa sát trùng vì có tác dụng diệt các vi sinh vật như vi khuẩn (kể cả bào tử của vi khuẩn), vi nấm, vi rút… Dung dịch formaldehyde dùng để sát trùng môi trường, phòng ốc (như lau tường, trần, sàn nhà, cho bốc hơi trong phòng đóng kín để sát trùng không khí).

Đặc biệt, formaldehyde được dùng làm dung dịch ướp xác (xác người được bảo quản trong dung dịch formaldehyde được sinh viên y khoa mổ xẻ khi học môn giải phẫu), được dùng bảo quản các mẫu cơ quan động vật, các bệnh phẩm. Trước đây, dung dịch formaldehyde 3% được dùng trị mụn cóc trong lòng bàn tay, bàn chân nhưng nay không còn dùng nữa.

Sử dụng sản phẩm bảo quản bằng formaldehyde thì hậu quả sẽ như thế nào?

- Formaldehyde đã được chứng minh là có thể gây ung thư nếu được dùng trong, tức đưa formaldehyde vào trong cơ thể. Vì vậy, từ lâu formaldehyde là chất cấm không được dùng trong chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng thực phẩm chứa formaldehyde trong thời gian nào đó sẽ có nguy cơ rất lớn là nhiễm độc, đặc biệt có thể bị ung thư do formaldehyde gây ra.

Các sản phẩm có sử dụng formaldehyde cũng rất khó phân biệt với các sản phẩm không sử dụng hoạt chất trên. Vì vậy khi mua sản phẩm về, người tiêu dùng cần làm gì để có thể làm cho sản phẩm không còn độc hại ?

- Nếu sản phẩm chứa nhiều formaldehyde, có thể nhận được do sản phẩm đó có mùi rất khó chịu do hóa chất này bốc hơi. Nhưng nếu sản phẩm chứa lượng quá ít formaldehyde thì không thể nào phân biệt được. Vì vậy, để phòng chống việc tiêu thụ các sản phẩm được tẩm chất formaldehyde chỉ trông cậy vào hoạt động tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Có một cách mà người tiêu dùng tránh một cách tương đối tiêu thụ sản phẩm có chứa chất độc hại là không nên ăn uống mãi, dùng quá thường xuyên và lâu dài một loại thực phẩm. Mà hãy ăn uống đa dạng, thay đổi món ăn món uống thường xuyên, nay ăn uống món này và mai hãy ăn uống món khác, sau một thời gian mới ăn uống lại món cũ. Ăn uống như thế có thể tránh sự tích lũy độc chất nào nếu có vào trong cơ thể.

(Nguồn PGS.TS Nguyễn Hữu Đức)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp