03/05/2023 14:04 GMT+7

Các ngân hàng Mỹ gặp khó với hàng tỉ USD vỡ nợ bất động sản

Trong bối cảnh kinh tế có dấu hiệu suy thoái, một số ngân hàng Mỹ vẫn đạt doanh thu kỷ lục. Tuy nhiên, nhược điểm trên bảng cân đối kế toán của họ chính là các khoản nợ bất động sản khó trả.

Các ngân hàng Mỹ gặp khó với hàng tỉ USD vỡ nợ bất động sản - Ảnh 1.

Citibank cùng 3 ngân hàng khác cùng lập quỹ dự phòng tổn thất lên đến 62,9 tỉ USD - Ảnh: BLOOMBERG

Hàng trăm tỉ USD tài sản bất động sản thế chấp có vấn đề, trong đó các tòa nhà văn phòng đang bắt đầu gây ra thiệt hại tài chính lớn cho các ngân hàng Mỹ, theo tờ Business Insider.

Thi nhau lập quỹ dự phòng tổn thất

Bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ như Wells Fargo, JPMorgan Chase, Bank of America và Citibank hiện phải cùng nhau lập quỹ dự phòng tổn thất lên đến 62,9 tỉ USD, tăng thêm 12,6 tỉ USD so với 6 tháng trước, theo phân tích của công ty theo dõi nợ Trepp.

Một số mức tăng là do các khoản lỗ dự kiến liên quan đến bất động sản thương mại.

Chẳng hạn, trong báo cáo thu nhập quý vào ngày 14-4, Wells Fargo cho biết họ đã tăng lên 643 triệu USD vào quỹ dự phòng tổn thất "cho các khoản vay bất động sản thương mại, chủ yếu là các khoản vay để phát triển các tòa nhà văn phòng".

Ngân hàng tiết lộ hiện có 725 triệu USD gắn liền với tài sản văn phòng là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán. Đó là mức tăng gần gấp 4 lần về khối lượng nợ xấu so với quý trước.

Giám đốc tài chính của Wells Fargo, Mike Santomassimo, cho biết: “Thị trường tòa nhà văn phòng tiếp tục có dấu hiệu suy yếu do nhu cầu thấp, chi phí tài chính cao và điều kiện thị trường vốn đầy thách thức”.

Wells Fargo, JPMorgan Chase và Bank of America là những ngân hàng cho vay bất động sản thương mại lớn nhất Mỹ và Citibank là ngân hàng cho vay lớn thứ 16, theo danh sách do Business Insider tổng hợp vào tháng 4.

“Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của cuộc suy thoái bất động sản và chúng ta bắt đầu thấy dự trữ rủi ro cho vay tăng lên đáng kể. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm" - ông Matthew Anderson, giám đốc điều hành của Trepp, cho biết.

Các khoản dự phòng sẽ chuyển thành lỗ?

Khi bắt đầu đại dịch, các biện pháp phong tỏa làm dấy lên lo ngại lan rộng về suy thoái kinh tế nghiêm trọng, các khoản dự phòng ngân hàng trên toàn ngành đã tăng gấp ba lần lên 161 tỉ USD.

Theo Trepp, chỉ riêng 4 ngân hàng lớn nói trên đã nắm giữ 97,6 tỉ dự phòng giữa họ vào cuối quý 2-2020.

Tuy nhiên, viêc lập quỹ dự phòng đã sớm giảm đi khi nền kinh tế Mỹ phục hồi bất chấp cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.

Trước thực tế của thị trường bất động sản hiện nay, ông Anderson cho biết nhiều khả năng sẽ cần đến khoản dự phòng này.

Không có khu vực nào trên thị trường bất động sản gặp khó khăn như phân khúc tòa nhà văn phòng - nơi áp dụng rộng rãi hình thức làm việc từ xa đang phá vỡ nhu cầu của người thuê. Điều đó, kết hợp với lãi suất tăng và giá trị xây dựng giảm, đã dẫn đến làn sóng vỡ nợ ngày càng tăng.

Green Street, một công ty dữ liệu bất động sản, ước tính giá trị bất động sản văn phòng hàng đầu trên toàn nước Mỹ đã giảm ít nhất 25% trong năm qua.

Ông Anderson cho biết các ngân hàng cho vay đầu tư vào các tòa nhà văn phòng khoảng 760 tỉ USD, chiếm khoảng 35% khoản cho vay bất động sản thương mại của họ.

Theo Trepp, 80 tỉ USD trong số các khoản thế chấp đó sẽ hết hạn trong năm 2023 và khoảng 400 tỉ USD sẽ đáo hạn trong 5 năm tới, nhiều hơn các phân khúc bất động sản thương mại khác.

Dự phòng tăng có thể gây ra cuộc khủng hoảng mới

Các khoản dự phòng không phải lúc nào cũng dẫn đến thua lỗ và các ngân hàng có thể rút hết dự trữ nếu mối đe dọa vỡ nợ không còn nữa, như họ đã làm khi những lo ngại kinh tế do đại dịch gây ra lắng xuống.

Nhưng dự trữ khổng lồ có thể tự gây ra vấn đề, đặc biệt khi các ngân hàng đã chứng kiến sự tháo chạy của người gửi tiền, ông Rebel Cole, giáo sư tài chính tại Đại học Florida Atlantic, nói.

Các ngân hàng có dự trữ lớn có thể thấy mình bị hạn chế về vốn, điều này có thể gây ra sự bất ổn hơn nữa trong hệ thống ngân hàng.

“Đó là một vấn đề, cũng là tình huống mà trong năm tới chúng ta chắc chắn có thể thấy nhiều ngân hàng, bao gồm cả các ngân hàng lớn trong khu vực phá sản", ông Cole nói.

Thị trường bất động sản sẽ Thị trường bất động sản sẽ 'quay lại Trái đất' năm 2023?

Khối lượng mua bán bất động sản đã bắt đầu chậm lại trên toàn cầu và sẽ không có sự thay đổi nào cho đến nửa cuối năm 2023.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp