24/05/2020 17:44 GMT+7

Các hố xoáy ven sông Hậu ngày càng sâu, nguy hiểm hơn

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - Thông tin trên được ông Tô Hoàng Môn, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh An Giang, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh sau khảo sát thực tế tuyến quốc lộ 91 cũ rạn nứt và làm việc với lãnh đạo huyện Châu Phú chiều 24-5.

Các hố xoáy ven sông Hậu ngày càng sâu, nguy hiểm hơn - Ảnh 1.

Cận cảnh đoạn quốc lộ 91 cũ bị rạn nứt và đang có xu hướng hở rộng thêm - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo ông Môn, toàn tuyến quốc lộ 91 cũ, đoạn từ cầu Cây Dương đến đình Bình Mỹ dài hơn 2km nhưng có đến 3 hố sâu từ 22m đến 24m. Dù bên bờ huyện Châu Phú đang sạt lở và có nhiều hố sâu nhưng bờ bên kia đang bồi lắng rất nhiều. Dòng chảy đang áp sát bờ chính là nguyên nhân gây ra sạt lở thời gian qua.

"Chính quyền không nên cho xe qua lại, khả năng đoạn này sẽ sạt và trượt bất kỳ lúc nào. Đồng thời phải có phương án di dời dân vì khả năng sạt sâu rất cao. Đặc biệt, thời gian gần đây chúng tôi quan sát thấy các hố này tăng độ sâu hơn so với trước đó rất nhiều" - ông Môn nói.

Các hố xoáy ven sông Hậu ngày càng sâu, nguy hiểm hơn - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang (thứ 3 từ trái sang) - khảo sát tại hiện trường quốc lộ 91 bị rạn nứt - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo báo cáo của UBND huyện Châu Phú, vết rạn nứt xuất hiện trên tuyến quốc lộ 91 cũ khoảng 6h ngày 23-5 dài 20m, rộng từ 0,1 đến 0,4cm. 

Đến sáng 24-5, chiều rộng vết nứt tăng thêm từ 1cm đến 1,2cm. Toàn khu vực rạn nứt có 51 hộ sinh sống, trong đó có 40 hộ có đất. 

Đại diện đơn vị tư vấn cho rằng đã đối chiếu vị trí sạt lở cũ và mới cách nhau 137m, chứ không phải 80m như báo cáo. 

"Vị trí sạt lở này nằm trong dự án và trong tính toán trước đây của chúng tôi. Tôi cho rằng chính quyền nên điều tiết giao thông thủy lẫn bộ và theo dõi cung trượt. Hiện nay không thể vào làm liền được" - vị này nói.

Còn ông Trần Anh Thư - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho rằng trước mắt UBND tỉnh sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp, điều tiết lại giao thông thủy, bộ và bố trí di dời dân. Giao Ban quản lý các công trình giao thông lựa chọn nhà thầu trong tình huống khẩn cấp để sẵn sàng khắc phục khi sạt lở xảy ra. 

"Nếu vết nứt quá phức tạp thì cho trượt luôn mới xử lý. Còn sau khi chúng ta lựa chọn nhà thầu xong mà vết nứt như hiện nay thì sẽ xử lý khắc phục theo hướng lâu dài" - ông Thư nói.

Trước đó, đầu tháng 8-2019, sạt lở đã làm sụp hoàn toàn một đoạn quốc lộ 91 với chiều dài 100m và ăn sâu vào bờ. 

Chính quyền tỉnh An Giang phải ban bố tình trạng khẩn cấp, Bộ Giao thông vận tải cũng khẩn trương làm tuyến tránh với tổng kinh phí gần 250 tỉ đồng để giúp dân đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Quốc lộ 91 tiếp tục rạn nứt nửa mặt đường với chiều dài hơn 20m Quốc lộ 91 tiếp tục rạn nứt nửa mặt đường với chiều dài hơn 20m

TTO - Quốc lộ 91 (cũ) đoạn xã Bình Mỹ tiếp tục rạn nứt với chiều dài 20m, ăn vào nửa mặt đường nhựa, nguy cơ sạt lở tiếp tục xảy ra. Đây là đoạn nằm trong nhóm có nguy cơ xảy ra sạt lở đặc biệt đã được cảnh báo trước đó.

BỬU ĐẤU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp