11/12/2021 07:05 GMT+7

Các hãng dược nhắm vào thị trường Mỹ để tăng giá thuốc

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các hãng dược lớn đã nhắm mục tiêu vào thị trường Mỹ để 'thu lợi khủng' từ các loại thuốc cũ, trong đó có các hãng dược Eli Lilly and Co (Mỹ), Novo Nordisk (Đan Mạch) và Sanofi (Pháp) vốn thống trị thị trường insulin.

Các hãng dược nhắm vào thị trường Mỹ để tăng giá thuốc - Ảnh 1.

Hộp thuốc Lantus của Hãng dược Sanofi - Ảnh: REUTERS

Ngày 10-12, Ủy ban giám sát Hạ viện Mỹ công bố báo cáo nói trên sau cuộc điều tra kéo dài gần 3 năm, nhằm làm rõ tuyên bố của ngành công nghiệp dược phẩm rằng giá thuốc cao là cần thiết để cấp kinh phí cho các chương trình nghiên cứu, phát triển và đổi mới.

Theo Hãng tin Reuters, báo cáo tập trung vào 12 loại thuốc do 10 công ty sản xuất, trong đó Eli Lilly, Novo Nordisk và Sanofi sở hữu 90% thị trường insulin - thuốc được phát minh vào những năm 1920 và dành cho các bệnh nhân đái tháo đường.

"Cuộc điều tra của ủy ban cũng phát hiện các công ty dành một phần đáng kể chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển) của họ để nghiên cứu mở rộng thị trường độc quyền, hỗ trợ các chiến lược tiếp thị của công ty, và ngăn chặn cạnh tranh", báo cáo nêu.

Ngoài ra, báo cáo cũng lưu ý các chiến lược tiếp thị và định giá của Pfizer đã giúp hãng dược này thu về hàng tỉ USD từ thuốc giảm đau Lyrica.

Báo cáo cũng cho thấy một số công ty dược đã thực hiện một số điều chỉnh không đáng kể trong công thức bào chế để lấy bằng sáng chế mới, sau đó hướng bệnh nhân tới phiên bản mới đã điều chỉnh vốn đắt tiền hơn.

Trong số các sản phẩm insulin bán chạy, Eli Lilly đã tăng giá thuốc Humalog lên 1.219%/lọ kể từ khi bắt đầu bán dược phẩm này, trong khi Novo Nordisk tăng giá thuốc NovoLog lên 627% so với lúc mới ra và Sanofi tăng giá thuốc Lantus lên 715%.

Ngoài ra, giá thuốc Lyrica của Hãng Pfizer cũng tăng 420% kể từ khi thuốc được phê duyệt năm 2004. Pfizer vẫn chưa bình luận về báo cáo của ủy ban.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Eli Lilly cho biết công ty đã giảm giá để thuốc insulin của họ có giá phải chăng. Một phát ngôn viên của Sanofi cho biết giá thuốc Lantus đã giảm gần 45% kể từ năm 2012.

Phát ngôn viên của Novo Nordisk cho biết báo cáo nói trên phản ánh một bức tranh hạn chế về những nỗ lực của công ty trong việc cung cấp thuốc cho người bệnh.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban giám sát Hạ viện Mỹ, Medicare - chương trình bảo hiểm y tế của Chính phủ Mỹ cho người từ 65 tuổi trở lên và người khuyết tật - có thể tiết kiệm hơn 16,7 tỉ USD tiền mua insulin từ năm 2011 đến 2017 nếu được phép thương lượng giảm giá với các hãng dược.

"Chúng tôi nhận thấy các hãng dược đã nhắm vào các bệnh nhân ở Mỹ để tăng giá, phần nhiều là do Medicare bị cấm thương lượng giá thấp hơn. Đồng thời, các hãng dược vẫn duy trì hoặc giảm giá thuốc cho phần còn lại của thế giới", báo cáo cho biết.

Theo Reuters, kế hoạch "Build Back Better" của Tổng thống Mỹ Joe Biden có bao gồm điều khoản cho phép Medicare thương lượng giá thuốc với các hãng dược.

Quảng cáo quá công dụng, tăng giá thuốc điều trị COVID-19 có thể bị xử lý hình sự Quảng cáo quá công dụng, tăng giá thuốc điều trị COVID-19 có thể bị xử lý hình sự

TTO - Lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quảng cáo quá công dụng của thuốc, tăng giá thuốc bất hợp lý... có thể bị xử lý hình sự.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp