16/09/2015 16:25 GMT+7

​Các doanh nghiệp sản xuất lớn của Ấn Độ đến VN

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Các doanh nghiệp Ấn Độ xem VN như một trung tâm sản xuất của khu vực với chuỗi cung ứng phức hợp, lao động giá rẻ và hậu cần, vận chuyển tốt.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp và chủ vựa ở Việt Nam đã chủ động mở rộng thị trường sang các nước ASEAN và Ấn Độ. Trong ảnh: người dân xã Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long thu hoạch khoai lang - Ảnh: Thúy Hằng

Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM bà Smita Pant đã nhận xét như vậy tại buổi giao lưu giữa doanh nghiệp Ấn Độ và VN do Phòng thương mại và công nghiệp VN (VCCI) tổ chức ngày 16-9 tại TP.HCM, nhân dịp 30 doanh nghiệp Ấn Độ trong các lĩnh vực sang VN tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Đây là đoàn doanh nghiệp do Liên đoàn Công nghiệp Bang Gujarat (FGI) và Phòng thương mại công nghiệp (MCCI, bang Kolkata) đã dẫn đầu.

Các doanh ngiệp tham gia thuôc lĩnh vực dầu khí, sản phẩm hóa dầu, năng lượng, nông nghiệp, dệt may, xây dựng, BDS, thép, hóa chất, dược phẩm, tài chính

Theo bà Smita Pant, từ đầu năm 2015 đến nay đã có nhiều phái đoàn doanh nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực da, dệt may, máy móc, thực phẩm, nông nghiệp, nhựa, cao su, dược phẩm đã đến thăm TP.HCM để tìm hiểu cơ hội hợp tác.

Hồi tháng 1-2015, đã có phái đoàn thương mại gồm 50 doanh nghiệp và gần đây, một phái đoàn 45 công ty đã tham gia vào triển lãm đồ ăn và thức uống tại VN.

“Lời khuyên của chúng tôi là các doanh nghiệp Ấn Độ hãy tập trung vào thương mại và đầu tư vì VN đã trở thành một trung tâm sản xuất của khu vực với chuỗi cung ứng phức hợp, lao động giá rẻ và hậu cần, vận chuyển tốt.

Với những Hiệp định mậu dịch tự do mới được ký kết gần đây, VN và Ấn Độ phải cùng tìm ra các cách thức mới để cùng bổ trợ cho nhau. Doanh nghiệp VN có thể xem Ấn Độ như một nhà cung cấp nguyên liệu thô ổn định với máy móc chất lượng tốt và là đối tác đáng tin cậy”, bà Smita Pant nói.

Trong quan hệ đầu đầu tư tính đến tháng 8-2015, Ấn Độ đứng thứ 27 trên tổng số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN với 111 dự án, tổng vốn đăng ký gần 530 triệu USD.

Đáng chú ý là năm 2014 vừa qua, Tập đoàn TATA (Ấn Độ) và Bộ Công Thương cũng đã hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án BOT xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Long Phú II tại Sóc Trăng trị giá 2,1 tỷ USD.

Đây là dự án đầu tư lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Dự kiến, dự án sẽ đi vào hoạt động năm 2018.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp