Vốn từ lâu được coi là những "bể chứa" khí CO2 trong không khí và kìm hãm tình trạng nóng lên của khí hậu trái đất, nhưng trong những năm gần đây, những đầm than bùn này lại đang bị khô cạn một cách nhanh chóng do việc phát triển trồng cây cọ dầu.
Theo giáo sư Charles Harvey thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, gần như tất cả các đầm than bùn ở Đông Nam Á đã được trồng cọ và trở thành nơi thải khí CO2, làm cho khí hậu trái đất nóng lên với tốc độ nhanh hơn.
Khi được trồng cây, những đầm than bùn này sẽ khô cạn và các chất hữu cơ trong đất sẽ bị oxy hóa dưới dạng khí CO2 và thoát vào bầu khí quyển. Do bị khô cạn, những đầm than bùn trên đôi khi có thể bốc cháy và làm ô nhiễm bầu không khí.
Cũng theo nghiên cứu trên, các đầm than bùn ở những vùng nhiệt đới có chứa lượng khí CO2 tương đương với lượng khí này được thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong gần một thập kỷ.
Indonesia được cho là một trong những quốc gia có lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất trên thế giới trong một vài năm qua, chiếm từ 10 đến 40% lượng khí CO2 trên thế giới do việc đốt cháy những nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Khác với các đầm than bùn ở những vùng ôn đới, những đầm than trên thường được trồng rừng và do vậy, khi xảy ra cháy, rừng ở đây có thể bị thiêu trụi trên một diện tích rất lớn, càng làm tăng lượng khí phát thải và gây ô nhiễm môi trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận