03/08/2020 06:46 GMT+7

Các đại dịch đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng và thay đổi thế giới

MINH HẢI tổng hợp
MINH HẢI tổng hợp

TTO - Bất cứ điều gì xảy ra đều mang đến những tác động hai chiều, kể cả đó là một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50-100 triệu người cách đây một thế kỷ hay khủng hoảng từ "cái chết đen" thế kỷ 14.

Các đại dịch đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng và thay đổi thế giới - Ảnh 1.

Tranh minh họa Cái chết đen ở Florence thế kỷ 14 - Ảnh: BETTMANN / GETTY

Đã 6 tháng trôi qua kể từ khi con người hiện đại đối diện với đại dịch COVID-19. Chưa ai có thể thống kê được hết những thiệt hại do dịch bệnh này gây ra nhưng chắc chắn có nhiều điều trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật đã thay đổi.

Tuy vậy, khi nhìn lại những trận đại dịch trong quá khứ, chúng ta có quyền hi vọng vào những thay đổi tích cực do nó mang lại.

Cái Chết Đen phần nào giúp người dân nghèo có cuộc sống tốt hơn

Đối với những người sống sót, đặc biệt là những người lao động nghèo, "Cái chết đen" tàn phá châu Âu trong thế kỷ 14 đã đem đến sự thay đổi cơ bản cho họ.

Nhiều người chết vị bệnh dịch đã dẫn đến sự thiếu hụt lao động, trao quyền cho công nhân và cuối cùng đã thay đổi truyền thống áp bức của chế độ nông nô.

Những người lao động nghèo trước đây đã có thể yêu cầu trả lương và tạo các điều kiện lao động tốt hơn từ các lãnh chúa của họ.

Không chỉ tìm thấy công việc, điều kiện sống của họ cũng được cải thiện.

Các đại dịch đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng và thay đổi thế giới - Ảnh 2.

Tranh minh họa Cái chết đen ở Rome

Tại khu vực thành thị, nơi bệnh dịch hạch giáng một đòn mạnh nhất, chính quyền đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của vệ sinh công cộng trong việc kiềm chế dịch bệnh.

Việc kiểm dịch, cách ly các công dân bị nhiễm bệnh và dọn dẹp vệ sinh môi trường sống không chỉ ở những khu dân cư giàu có mà còn cả của công nhân lao động nghèo được thực hiện ở một số thành phố.

Đại dịch 1918 cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 lấy đi mạng sống của khoảng 20-50 triệu người trên toàn thế giới. Nhưng nó cũng đưa đến những yêu cầu về việc xem xét lại các chính sách y tế công cộng ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Trong những năm 1920, nhiều chính phủ đã chấp nhận các khái niệm mới về y tế dự phòng và y học xã hội. Nga, Pháp, Đức, Anh và những quốc gia khác, đưa các hệ thống chăm sóc sức khỏe tập trung vào vị trí địa lý, trong khi Hoa Kỳ áp dụng các kế hoạch bảo hiểm dựa trên chủ lao động. Cả hai hệ thống đều mở rộng quyền lợi được chăm sóc sức khỏe cho dân chúng.

Các đại dịch đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng và thay đổi thế giới - Ảnh 3.

Đại dịch 1918 nhìn chung cũng châm ngòi cho sự tiến bộ trong văn hóa và xã hội, thay đổi cuộc sống tốt hơn - Ảnh: AP

Các nhà nghiên cứu y học cũng đã bắt đầu chú ý vào các điều kiện nghề nghiệp và xã hội của người dân, không chỉ để chữa bệnh mà còn đề xuất các cách để phòng ngừa bệnh theo nghề nghiệp ấy.

Ngoài ra, nghiên cứu sức khỏe cộng đồng bắt đầu dựa trên thực tiễn dịch tễ học, nghiên cứu về mô hình, nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh. Giường bệnh cũng được đổi từ gỗ sang kim loại để tiện vệ sinh và dễ di chuyển.

Đại dịch làm thay đổi đồ bảo hộ, nhà ở

Đại dịch Cái chết đen diễn ra từ thế kỷ 14 và góp phần làm thay đổi bộ đồ bảo hộ cho các bác sĩ.

Trang phục nổi bật nhất giai đoạn đó là chiếc mặt nạ hình mỏ chim và bộ áo choàng màu đen từ đầu đến chân.

Các đại dịch đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng và thay đổi thế giới - Ảnh 4.

Một bác sĩ người Ý (trái) và một người từ Pháp chữa bệnh dịch hạch - Ảnh: ATLASOBSCURA

Khái niệm giãn cách xã hội cũng đã ảnh hưởng đến thiết kế xây dựng nhà ở.

Sau đại dịch năm 1918, các quan chức y tế công cộng nhận ra rằng nhà ở đô thị kín như bưng đã góp phần vào việc lây lan dịch bệnh.

Vào những năm 1930, tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt ra quy định yêu cầu tất cả các căn hộ phải có lối thoát hiểm, hành lang chính rộng và phòng tắm riêng biệt.

Các đại dịch đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng và thay đổi thế giới - Ảnh 5.

Phụ nữ thế kỷ 18-19 thường mặc những chiếc váy phồng rất lớn - Ảnh: GETTY

Giãn cách xã hội thậm chí đã có tác động đến thời trang. Những chiếc váy phồng được ra đời không chỉ đáp ứng chuẩn mực xã hội mà còn nhằm tạo khoảng cách cần thiết với người khác để tránh dịch bệnh lây lan.

Đại dịch truyền cảm hứng cho nghệ thuật

Các đại dịch đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng và thay đổi thế giới - Ảnh 6.

Một tác phẩm bích họa không rõ tác giả theo chủ đề “Chiến thắng của cái chết” trong Phòng trưng bày Palazzo Abatellis ở Palermo, Ý.

Khi đại dịch gây ra đau khổ và mất mát cho hàng triệu người, các nghệ sĩ đã phản ứng bằng cách tập trung vào sáng tác.

Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật hội họa, thơ ca, điêu khắc nổi tiếng đã ra đời ngay chính trong đại dịch, bởi đôi khi từ chính những nghệ sĩ đã mắc bệnh.

Ví dụ như tác phẩm "Công dân Tournai chôn cất người chết trong cái chết đen" (1348) của nhà biên niên sử Gilles Li Muisis, "Chân dung sau dịch cúm Tây Ban Nha" của họa sĩ Gustav Klimt, "Gia đình" - một trong những bức tranh cuối cùng của họa sĩ nổi tiếng người Áo Egon Schiele.

Đại dịch COVID-19 tái hiện đại dịch cúm 1918 Đại dịch COVID-19 tái hiện đại dịch cúm 1918

Năm 2020 có nhiều điểm tương đồng với năm 1918. Đây là hai thời điểm thế giới bùng phát đại dịch chết người, một là dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và dịch cúm Tây Ban Nha.

MINH HẢI tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp