19/09/2023 14:18 GMT+7

Các chuỗi F&B tăng khuyến mãi, giảm giá để giữ thị phần

Sau một năm chịu áp lực tăng lạm phát và sức mua giảm, các doanh nghiệp ngành F&B đang dần lấy lại đà hồi phục bằng chính sách giá phải chăng. Đây cũng được coi là xu hướng tiêu dùng mới.

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc, ngành F&B cũng phải đối mặt với nhiều thách thức - Ảnh: N.BÌNH

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc, ngành F&B cũng phải đối mặt với nhiều thách thức - Ảnh: N.BÌNH

Bức tranh tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống (F&B) trong năm 2023 được hiện rõ ngày 19-9, tại bảng công bố Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2023 do Vietnam Report, thực hiện.

Theo khảo sát, nguy cơ suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng, tỉ lệ doanh nghiệp ngành F&B ghi nhận tăng doanh thu cũng giảm theo, từ năm 2022 đến năm 2023 đã giảm 3,9%.

Đáng chú ý, tỉ lệ doanh nghiệp ghi nhận giảm lợi nhuận (41,7%) lớn hơn đáng kể tỉ lệ doanh nghiệp giảm doanh thu (33,3%), cho thấy không ít doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận lại không như kỳ vọng.

Điểm sáng của thị trường trong năm 2023 là giá nguyên vật liệu đầu vào hạ nhiệt so với năm ngoái, góp phần cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đánh giá triển vọng ngành F&B những tháng còn lại của năm, phần lớn doanh nghiệp cho rằng thị trường F&B sẽ lạc quan hơn so với hồi đầu năm.

Tuy nhiên, tỉ lệ này giảm rất nhiều so với năm trước, từ 94,4% xuống 61,6%. Bên cạnh đó, 15,4% doanh nghiệp cho rằng thị trường F&B sẽ khó khăn hơn rất nhiều, trong khi khảo sát năm 2022 không có doanh nghiệp nào nhận định như vậy.

Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành F&B, tháng 8-2022 và tháng 8-2023. Màu vàng đậm % doanh nghiệp 100%, màu cam % doanh nghiệp 100-120%, và màu đỏ trên 120%. Nguồn: Vietnam Report

Tổng hợp Khảo sát doanh nghiệp ngành F&B, tháng 8-2022 và tháng 8-2023. Màu vàng đậm % doanh nghiệp 100%, màu cam % doanh nghiệp 100-120%, và màu đỏ trên 120%. Nguồn: Vietnam Report

Tuy khó khăn chung, nhưng là ngành hàng thiết yếu, F&B vẫn còn nhiều dư địa cho sự phát triển. Dự báo mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của Mordor Intelligence Inc đối với ngành dịch vụ ăn uống của Việt Nam tương đối khả quan và có thể lên tới 8,5% trong giai đoạn 2022 - 2027.

Khó khăn kinh tế khiến xu hướng của người tiêu dùng cũng thay đổi. Họ lựa chọn sản phẩm giảm giá (46,8%), chuyển sang sản phẩm giá thấp hơn (39,8%), lựa chọn nơi có giá bán thấp hơn (37,1%)…

Báo cáo cho rằng Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và tích lũy càng nhạy cảm với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Khi có khó khăn, tâm lý nhiều người tiêu dùng không còn lạc quan, họ thường lựa chọn các mặt hàng phù hợp hơn, ưu tiên chi phí hơn.

Do đó, tình hình khó khăn sẽ là cơ hội cho sự phát triển của những mặt hàng có giá cả phải chăng.

Tiêu dùng hồi phục, ngành thực phẩm tăng chỉ tiêu lợi nhuậnTiêu dùng hồi phục, ngành thực phẩm tăng chỉ tiêu lợi nhuận

TTO - Nhiều công ty về thực phẩm bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý 1 với lợi nhuận tăng trưởng trở lại nhờ thị trường tiêu dùng hồi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện “bình thường mới”.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp