21/02/2017 14:00 GMT+7

​Các bước trị môi khô và nứt nẻ hiệu quả

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Vào thời điểm giao mùa, môi thường bắt đầu bị khô và nứt nẻ. Đây là hiện tượng rất bình thường đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh và hanh khô.

Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng môi bị khô và nứt nẻ thường do môi bị tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với gió, mặt trời, thời tiết lạnh hoặc không khí khô; ngoài ra, việc phải há miệng để thở do nghẹt mũi, liếm môi thường xuyên, do thiếu nước, do một số chất trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da hoặc do môi trường xung quanh cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng môi bị khô và nứt nẻ.

Dưới đây là những bước hiệu quả nhất có thể trị đôi môi khô và nứt nẻ của bạn:

- Bước 1: Hạn chế để môi bị tiếp xúc quá nhiều với không khí bên ngoài. Thường xuyên sử dụng son dưỡng môi, đặc biệt khi thời tiết khô và lạnh. Hãy luôn nhớ đem theo son dưỡng môi bên mình và dùng son nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ giúp giữ ẩm cho đôi môi bạn và cũng là cách phòng ngừa môi khô và nứt nẻ hiệu quả. Nếu môi bạn đã bị khô và nứt nẻ thì hãy chuyển sang sử dụng son dưỡng ẩm.

- Bước 2: Tránh để môi bị phơi ra ngoài nắng, gió và thời tiết lạnh. Nên dùng khăn quàng để che môi lại khi ra đường vào mùa đông. Mùa hè thì bạn hãy sử dụng son dưỡng môi có chứa thành phần chống nắng.

- Bước 3: Luôn cố gắng thở bằng mũi và hạn chế tối đa thở bằng miệng. Khi bạn phải thở bằng miệng, bạn đã trực tiếp “phơi” môi mình ra gió và không khí, dẫn đến việc đôi môi bạn sẽ càng bị khô.

- Bước 4: Luôn nhớ uống nhiều nước hàng ngày để dưỡng ẩm cho làn da và đôi môi. Nếu có thể, bạn hãy dùng máy tạo ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi bạn dành nhiều thời gian nhất trong nhà.

- Bước 5: Tránh liếm và cắn môi. Nhiều người nghĩ rằng liếm môi sẽ làm cho môi ẩm hơn, nhưng thực chất, nước bọt sẽ nhanh chóng bay hơi, kéo theo cả độ ẩm vốn có của môi, và sẽ làm cho môi bạn càng khô hơn.

- Bước 6: Nếu đã áp dụng những cách trên trong vòng 2-3 ngày mà môi bạn vẫn không đỡ khô và nứt nẻ, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để tìm hiểu nguyên nhân gốc gây ra tình trạng môi khô và nứt nẻ dài hạn.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp