06/03/2004 05:04 GMT+7

Ca trù, quan họ, chèo, tuồng... lên mạng

KÁP THÀNH LONG - NGUYỄN QUỐC
KÁP THÀNH LONG - NGUYỄN QUỐC

TT - Chạm ngón tay vào màn hình tinh thể lỏng, cả căn phòng ngập tràn thanh âm của nhạc cụ truyền thống. Một ngân hàng âm nhạc điện tử đã được thành lập, tương lai là... lên mạng toàn cầu.

qVQH3wNx.jpgPhóng to
Một buổi đi thu thập âm nhạc dân gian truyền thống của các cán bộ Viện Âm nhạc VN - Ảnh tư liệu
TT - Chạm ngón tay vào màn hình tinh thể lỏng, cả căn phòng ngập tràn thanh âm của nhạc cụ truyền thống. Một ngân hàng âm nhạc điện tử đã được thành lập, tương lai là... lên mạng toàn cầu.

46 giây để..."nghe lại" quá khứ

Chăm chú kiếm tìm, đưa ngón tay khẽ chạm vào màn hình. “Click”, một cây thư mục hiện ra. “Đây rồi!” - Nguyễn Tuấn Phúc reo lên sung sướng. Bài ca trù Hồng Hồng Tuyết Tuyết đã hiện ra, màn hình sắc nét.

Trước đây có nằm mơ cậu cũng không dám nghĩ mình tìm ra được “mỏ vàng” nhanh đến thế. Là sinh viên nhạc năm 2 Trường CĐ Nhạc họa T.Ư, đam mê âm nhạc dân gian, Phúc đã từng lang thang đến mọi ngõ ngách của Hà thành để tìm tư liệu về lĩnh vực mình ham thích. Thật may mắn, cậu đã đến Ngân hàng Dữ liệu âm nhạc dân gian và nghệ thuật biểu diễn (gọi tắt là Ngân hàng Dữ liệu âm nhạc) số 32 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

“Chỉ mất có 46 giây, tôi đã trở về quá khứ, những tư liệu nguyên bản như thế này chúng tôi tìm kiếm ở ngoài đã cả năm nay mà đành chịu”. Nó quá quí hiếm và tiện lợi. Cậu trao cho tôi tai nghe, chân vẫn giậm theo nhịp, đầu lúc lắc. “Hồng Hồng Tuyết Tuyết, nhớ thuở nào chửa biết cái chi chi... mười lăm năm ấy có xa gì, chát.. chát.., tom ..tom chát...”.

Ý tưởng của cả cuộc đời

Người đầu tiên đưa ra ý tưởng thành lập Ngân hàng Dữ liệu âm nhạc là phó viện trưởng Viện Âm nhạc VN Đặng Hoành Loan. Sau hơn 20 năm lặn lội từ Bắc chí Nam để sưu tầm vốn nhạc cổ, gần cuối cuộc đời ông vẫn trăn trở: “Số lượng các tác phẩm âm nhạc dân gian nhiều vô kể. Sức chứa của kho có hạn, mà chất lượng thì luôn bị “ác thần thời gian” đe dọa. Tại sao không thử áp dụng phương thức lưu giữ các tư liệu đặc biệt này bằng kỹ thuật số, dễ bảo quản lại tra cứu tiện lợi?”.

Như một sự sắp đặt tuyệt vời của số phận, ông có được cuốn Ngân hàng dư liệu âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn châu Á và châu Á - Thái Bình Dương của ACCU. Trong đó có các văn bản giới thiệu chi tiết về hệ thống lưu giữ âm nhạc truyền thống. Ông đã reo lên: “Nó đây rồi!”. Ngay lập tức ông cùng với một nhóm nhân viên của viện xúc tiến kế hoạch thành lập ngân hàng dữ liệu âm nhạc điện tử. Một tin vui đến, dự án thành lập ngân hàng dữ liệu âm nhạc được Bộ Văn hóa - thông tin chấp thuận.

Việc khó khăn nhất cho sự ra đời của ngân hàng khi đó là việc tìm mua trang thiết bị điện tử. “Đây là dự án lớn và rất mới ở VN nên việc tiếp cận với đối tác cung cấp thiết bị cho mình là rất khó khăn” - anh Nguyễn Thế Đức, trưởng Phòng máy công nghệ của viện, cho biết.

Sau gần bốn tháng săn lùng trên Internet, qua các phương tiện truyền thông, đối tác chọn mặt gửi vàng đã được xác định: Công ty Art Sum - một công ty chuyên sản xuất phần mềm của Pháp. Hai tháng sau, phần mềm Ecostreamtm Services (net worked audio and video managent) đã được chuyển giao về VN.

Trong phòng server (máy chủ) gần 10m2, anh Nguyễn Thế Đức còn kể về những ngày lang thang trên đất Pháp: “Để mang được các ông này (chỉ vào chiếc máy) tôi đã phải đơn thương độc mã “chiến đấu” với hàng chục nhà lập trình bên ấy. Họ không biết về âm nhạc dân gian VN nên họ không đáp ứng được ngay những yêu cầu ta đưa ra. Tôi đã đấu tranh đến cùng, từng điểm một, không hoàn thiện không nghiệm thu. Mình cẩn thận đến nỗi họ bảo là mình khắt khe “bới lông tìm vết”.

Việc lưu trữ dữ liệu của Ngân hàng Dữ liệu âm nhạc được thực hiện trên hệ thống cây thư mục nhiều lớp dưới dạng hai ngôn ngữ song hành Việt và Anh. Ví dụ như phần âm nhạc dân gian và nghệ thuật biểu diễn gồm nhiều thư mục nhỏ: các làn điệu dân ca, bài hát cổ truyền, ca kịch, diễn xướng, những điệu múa cổ truyền, múa rối... Trong các làn điệu dân ca lại gồm: hát đồng dao, quan họ, giao duyên, hát ru... Cứ thế tạo thành một chuỗi liên kết các thư mục, rất thuận tiện cho việc tra cứu.

Ngoài ra, các tài liệu liên quan như hồ sơ nghệ nhân, nghệ sĩ, hình minh họa và nhạc cụ của các dân tộc, tài liệu về các loại hình âm nhạc dân gian... cũng được “số hóa” theo nguyên tắc trên. Điểm khác biệt, cũng là điều tạo ra cảm giác thích thú với độc giả, đó là: tất cả các thao tác trên máy đều không phải dùng chuột máy tính mà dùng ... ngón tay. Đó là nhờ công nghệ màn hình cảm ứng nhiệt.

Số lượng bài hát, các dữ liệu âm nhạc dân gian được lưu trữ đã gấp ba bốn kho lưu cồng kềnh cộng lại. Để có được như ngày hôm nay, số vốn đầu tư đã lên tới hơn 10 tỉ đồng. Lợi ích của nó thì vô cùng lớn. Chị Ngọc Linh, nhân viên Ngân hàng Dữ liệu âm nhạc, cho biết: “Từ khi ngân hàng ra đời, công việc lưu trữ, phục vụ của bọn mình đỡ vất vả hơn nhiều. Muốn tìm tài liệu hay có khách cần mua băng đĩa, chỉ cần nhấc tay, trỏ màn hình là OK”.

KÁP THÀNH LONG - NGUYỄN QUỐC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp