Giọng hát của ca nương, tiếng sênh phách và tiếng trầm đục của đàn đáy trong không gian cổ kính của ngôi nhà khiến khán giả như được trở về với quá khứ.
Khán giả đến với các canh hát chủ yếu là khách du lịch, mặc dù không gian biểu diễn tại ngôi nhà số 87 Mã Mây khá chật, nhưng có những buổi biểu diễn có đến 30-40 khán giả thưởng thức.
Trải qua một thời gian khá dài trước đây, rất nhiều người đã nghĩ đến chuyện rồi những canh hát sẽ biến mất khỏi khu phố cổ khi các nghệ nhân không đủ sức "trụ" lại trước những thách thức về kinh tế. Nhưng dần dần, nhiều người đã nhận ra giá trị của ca trù, nhất là khách du lịch quốc tế nên họ đã tìm đến thưởng thức. Nhiều công ty du lịch trên địa bàn cũng nhanh chóng đưa ca trù vào tua tham quan phố cổ. Nhờ vậy, số lượng khách đến với các buổi biểu diễn tăng dần lên.
Hiện nay, một buổi biểu diễn của giáo phường ca trù Thăng Long và câu lạc bộ ca trù Hà Nội kéo dài khoảng một tiếng. Ngoài phần thưởng thức nghệ thuật, khán giả còn được giới thiệu về nhạc cụ ca trù, thơ ca trù và các sinh hoạt văn hóa ca trù theo song ngữ Anh - Việt. Khán giả còn được giao lưu với các ca nương, kép đàn.
Giáo phường ca trù Thăng Long diễn vào các tối thứ ba, năm, bảy; còn câu lạc bộ ca trù Hà Nội diễn vào các tối thứ tư, thứ sáu và chủ nhật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận