01/08/2014 14:02 GMT+7

Cả thế giới đồng loạt bán tháo cổ phiếu

CH.LUÂN
CH.LUÂN

TTO - Ngày 1-8, chứng khoán châu Á góp phần mở rộng viễn cảnh cổ phiếu toàn cầu đồng loạt “bốc hơi” nhanh nhất trong vòng 6 tháng qua.

NgQTle7W.jpgPhóng to
Các nhà buôn trên sàn giao dịch điện tử New York Stock Exchange đang đẩy mạnh bán tháo cổ phiếu trong bối cảnh thị trường tín dụng rủi ro và thu nhập yếu kém - Ảnh: Reuters

Trước đó, ngày 31-7, chỉ số Dow Jones đã xóa sạch mức tăng của năm 2014 chỉ sau 1 phiên giao dịch trong bối cảnh thu nhập yếu và lo ngại về thị trường tín dụng.

Chứng khoán châu Á lao dốc

Hai chỉ số chứng khoán VN giảm nhẹ

Tính đến 14g ngày 1-8, hai chỉ số chứng khoán chính giao dịch trên thị trường Việt Nam là VN-Index và HNX-Index giảm nhẹ.

VN-Index tạm thời giảm 1,66 xuống mức 594,41 điểm. HNX-Index cũng giảm nhẹ về mức 78,89 điểm.

Cổ phiếu các ngành dầu khí, ngân hàng, tiêu dùng đều giảm sâu, trong khi cổ phiếu cao su nhân tạo tăng khá.

Thanh khoản toàn thị trường khá èo uột do thị trường giảm hẳn lực cầu.

(H.NHƯ)

Sáng 1-8 (giờ Hong Kong), chỉ số MSCI Asia Pacific Index giảm 0,7% còn 147,83 điểm khi có đến 9/10 nhóm ngành công nghiệp đồng loạt giảm điểm.

Tính đến hôm qua 31-7, chứng khoán châu Á tháng 7-2014 đã tăng 2,1%. Chỉ số MSCI All-Country World Index ngày 31-7 giảm 1,5% - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2.

"Giới đầu tư đang tìm cớ để bán cổ phiếu. Chúng ta đã có một loạt lý do rất thuận lợi để cổ vũ các nhà đầu tư thu tiền về - nhà kinh tế Angus Gluskie tại White Funds Management ở Sydney nhận định - Nguyên nhân đến từ những rủi ro địa chính trị gia tăng và dữ liệu của Mỹ cho thấy nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang (FED) sẽ phải tăng lãi suất sớm hơn. Vấn đề của Argentina cũng góp phần vào dòng chảy thông tin bất lợi đối với giới đầu tư".

Chỉ số Topix Nhật Bản giảm 0,4%. Chỉ số S&P/ASX 200 Index của Úc giảm 1,4% và chuẩn bị ghi nhận lần thất thoát lớn nhất kể từ giữa tháng 3. Chỉ số NZX 50 Index của New Zealand giảm 0,8%, trong khi chỉ số Straits Times Index của Singapore và Taiex Index của Đài Loan đều giảm 0,7%.

Hang Seng Index của Hong Kong giảm 0,4% sau khi ghi nhận mức tăng theo tháng mạnh nhất kể từ tháng 12-2012 trong ngày 31-7. Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index - của các công ty Trung Quốc tại Hong Kong giảm 0,9% sau một tuần tăng trước đó. Riêng chỉ số Shanghai Composite Index của Trung Quốc không thay đổi và chỉ số Kospi Index Hàn Quốc tăng 0,1%.

Dữ liệu Bloomberg cho thấy hôm 31-7, MSCI Asia Pacific Index giao dịch ở mức 13,6 lần lợi nhuận, so với 16,2 lần của S&P 500. Trong số các công ty niêm yết trên sàn châu Á - Thái Bình Dương đã công bố kết quả kinh doanh từ đầu tháng 7 và theo ước tính của Bloomberg thì có khoảng 59% đạt lợi nhuận vượt dự báo.

Trong tháng 7-2014, chỉ số quản lý thu mua của Trung Quốc tăng lên 51,7 từ mức 51 của tháng 6, theo dữ liệu do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc và Liên đoàn Hậu cần công bố hôm 31-7. Chỉ số thu mua do HSBC Holdings Plc and Markit Economics theo dõi tăng lên 51,7 từ mức 50,7 của tháng 6.

Nhà quản lý danh mục đầu tư Tim Schroeder tại Pengana Capital Ltd., Melbourne nhận định: "Thách thức ở Trung Quốc vẫn còn đó. Chính phủ cần bảo đảm không để xảy ra bong bóng bất động sản và đảm bảo quá trình dịch chuyển trơn tru cho nền kinh tế".

Chứng khoán Mỹ giảm không phanh

Chứng khoán Mỹ cũng "nhiệt tình" tham gia đợt bán tháo toàn cầu. Hôm nay 1-8, chỉ số của Standard & Poor’s 500 Index tăng 0,3%. Nhưng trước đó một ngày, S&P 500 đã giảm 2%, trong khi Dow giảm 1,9% và xóa hẳn mức tăng đạt được trong năm 2014 khi từ Exxon Mobil Corp đến Micron Technology Inc. đều giảm điểm vì kết quả hoạt động yếu kém.

Chỉ số MSCI All-Country World Index toàn cầu giảm 1,5% - mức giảm mạnh nhất trong gần 6 tháng qua. 10 nhóm ngành công nghiệp chính của S&P 500 như năng lượng, tài chính, điện thoại và chăm sóc sức khỏe đều giảm ít nhất 2%. Exxon, Nike và American Express Co. dẫn đầu Dow Jones với mức giảm hơn 3,1%. Chỉ số Dow Jones Internet Composite Index giảm 2,3%, TripAdvisor Inc. giảm 5,2% và Nasdaq Biotechnology Index giảm 2,6%.

Các chỉ số biến động đang tăng lên sau khi S&P 500 kết thúc chuỗi ngày "êm ả" kéo dài nhất kể từ năm 1995. Tính cả ngày 31-7 thì chỉ số này đã dao động (tăng hoặc giảm) hơn 1% đến 3 lần chỉ trong vòng 2 tuần, trong khi đó 62 ngày qua tính đến ngày 16-7 chưa từng có hiện tượng này, theo dữ liệu Bloomberg.

Biến động thị trường gia tăng vì lo ngại nền kinh tế Mỹ phục hồi sẽ buộc FED tăng lãi suất sớm hơn dự báo. Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi sự phát triển trong thị trường châu Mỹ Latin, khi Argentina hôm 31-7 đã bỏ lỡ hạn chót phải trả lãi 539 triệu USD sau 2 ngày đàm phán tại New York mà không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ.

CH.LUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp