04/11/2012 08:33 GMT+7

Cà phê "bệt" ở Sài Gòn

 NGUYỄN THỊ LỆ THU (ĐH Luật TP.HCM)
 NGUYỄN THỊ LỆ THU (ĐH Luật TP.HCM)

AT - Nằm ở một góc trung tâm của Sài Gòn, khu vực nhà thờ Đức Bà từ lâu đã được mọi người biết đến với “thương hiệu” cà phê bệt. Ở đây không chỉ nhộn nhịp, đông người mà còn có nhiều điều thú vị...

tF8NgpqF.jpgPhóng to
Một buổi sinh hoạt của các bạn sinh viên

Một địa điểm quen thuộc của sinh viên

Đến với cà phê “bệt” vào tối thứ bảy, chủ nhật, mới thấy rõ không khí nhộn nhịp này. Từng nhóm, cũng có thể là hai người, ngồi lại nói chuyện, đàn hát. Họ kể cho nhau nghe những gì đã xảy ra trong tuần. Ở đây không phân biệt tuổi tác, không phân biệt đến từ đâu, nếu đã tham gia vào nhóm nào đó. Nơi đây là địa điểm thích hợp để mỗi người có thể nói và kể chuyện. Có thể là những câu chuyện hài thường ngày, hoặc những câu chuyện “chém gió”.

Nhóm của Quang Thạch (học sinh lớp 12 Trường Nguyễn Khuyến) thường hay đến với cà phê “bệt” vào cuối tuần để các thành viên có thể giao lưu học hỏi khả năng sử dụng đàn ghita, cả trao đổi về những bức ảnh và máy ảnh. Những thành viên trong nhóm đến từ nhiều trường khác nhau, có cả sinh viên trường nghệ thuật và những bạn đã đi làm. Tình cờ Thạch biết đến nhóm và thấy thú vị với việc học đàn ghita, vậy là gia nhập nhóm. Thạch chia sẻ: “Mình hay đến vào cuối tuần thôi. điều thú vị là không cần đi học mà vẫn có thể đàn và tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người”.

Nhóm của Nhựt (sinh viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM) có khoảng 25 người. Các bạn có mặt ở cà phê “bệt” sau một ngày cuối tuần làm công việc từ thiện ở quận Phú Nhuận. Thành viên nhóm cũng đa dạng, không chỉ là sinh viên Trường ĐH Kinh tế mà còn các trường khác như ĐH Ngoại thương, ĐH Kiến trúc... Các bạn trao đổi với nhau về công việc tình nguyện trong ngày, những việc đã làm và nên rút kinh nghiệm. Đồng thời, họ thể hiện niềm vui, sự nhiệt huyết bằng những khúc nhạc, bằng tiếng đàn ghita và những cây nến cháy sáng ở trung tâm vòng tròn của mình.

kF3SSEvo.jpgPhóng to
Một gánh bán bánh tráng trộn

Và những gánh hàng rong

Đúng như tên gọi của nó, cà phê “bệt” là nơi mọi người gặp nhau và ngồi... bệt xuống cỏ, uống cà phê, ăn bánh tráng nướng hoặc bánh tráng trộn hay các món ăn vặt khác. Chỉ cần bạn đặt chân vào khu vực công viên hay khuôn viên phía trước nhà thờ Đức Bà, bất kỳ nơi đâu cũng gặp những người bán hàng rong. Ngồi xuống là người ta đến hỏi bạn gọi gì. Lượng khách rất đông nên ở đây cũng buôn bán được. Tuy nhiên, nếu bạn là người lần đầu tiên tình cờ bắt gặp cảnh những người bán hàng rong thấy quản lý đô thị thành phố họ bỏ chạy như thế nào, ắt hẳn bạn sẽ bất ngờ. Tất cả sự việc diễn ra vô cùng nhanh, chỉ trong chớp mắt, bạn có thể đang ngồi ăn và chẳng thấy người bán hàng đâu cả. Phía trước chỉ còn bày lại những chiếc bánh tráng nướng đang nướng dở rớt trên đất hoặc vài cái trứng cút rơi vãi trên đường chạy của họ. Nhanh như cắt, họ di chuyển vào những nơi khuất tầm nhìn. Và lát sau lại xuất hiện ở chỗ bán cũ.

Buôn bán được, nên những người bán hàng rong mặc dù bị nhân viên quản lý đô thị rượt đuổi hằng ngày, nhưng họ vẫn không từ bỏ nơi bán hàng này. Bởi đây là nơi mưu sinh của họ. Đằng sau những gánh hàng bánh tráng nướng hay bánh tráng trộn, hoặc cà phê là cả những gia đình, những số phận trông chờ vào nguồn thu nhập này. Nếu chạy không kịp, họ có thể bị tịch thu, và hậu quả là bao nỗi lo về ngày mai sẽ ra sao?

Chính vì thường xuyên bị như vậy nên những người bán hàng rong ở đây phản ứng rất nhanh. Họ thiết kế gánh hàng của mình sao cho gọn nhất. Một gánh là lò than nóng, một gánh là những nguyên liệu còn lại. Chỉ cần thoáng thấy bóng nhân viên quản lý đô thị, họ nhanh chóng hai tay hai xách và cứ thế là chạy.

Chú Thanh, một người bán hàng rong, kể: “Cũng may là không có nhiều khách bỏ đi luôn. Họ thường ngồi đợi để trả tiền cho chú, hoặc sẽ chạy theo chú gửi tiền”. Khi được hỏi tại sao chú không lấy tiền luôn khi đưa bánh cho khách, chú trả lời: “Làm vậy khách ăn sẽ không thấy ngon miệng mà lại thấy ngại nữa”. Dù biết là không được phép bán, nhưng vì không có mặt bằng và không có nhiều vốn, nên cả gia đình chú chỉ trông chờ vào gánh hàng bánh tráng nướng này. “Cuộc sống mà, vì mưu sinh, vì hai đứa con nhỏ...”.

NaSOAKnR.jpgPhóng to

Áo Trắng số 20 ra ngày 1/11/2012 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

 NGUYỄN THỊ LỆ THU (ĐH Luật TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp