04/04/2025 10:07 GMT+7

Cà Mau và Bạc Liêu mà về 'chung một nhà' sẽ là thủ phủ tôm, cua dẫn đầu cả nước

Trong lịch sử phát triển hành chính, đã từng có giai đoạn hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Sau đó lại tách ra thành hai tỉnh như hiện nay. Nếu hai tỉnh này sáp nhập lại thì sẽ ra sao?

sáp nhập - Ảnh 1.

Nếu Cà Mau và Bạc Liêu sáp nhập sẽ tạo ra vị thế rất lớn về phát triển kinh tế biển, kinh tế thủy sản - Ảnh: THANH HUYỀN

Ngày 4-4, ông Nguyễn Hữu Thành - nguyên phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau - cho biết bản thân rất đồng tình chủ trương sáp nhập các tỉnh, thành trong giai đoạn này.

"Tôi xem đây là cuộc cách mạng vĩ đại về tổ chức, việc sáp nhập là tính tất yếu của lịch sử phát triển. Nếu như Cà Mau và Bạc Liêu được xem xét sáp nhập với nhau thì đây là cơ hội lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội không còn mang tính chất một tỉnh mà sẽ mang tính vùng, một số mặt hàng chủ lực của địa phương này sẽ vươn tầm thế giới", ông Thành nói.

Từng nhiều lần tách và nhập

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép: "Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. 

Tuy vậy, đến thời Tự Đức, Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn".

Với sự phát triển của lịch sử, Nam Bộ được chia thành 6 tỉnh (lục tỉnh Nam Kỳ), gồm: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. 

Riêng tỉnh Hà Tiên có 3 phủ, 7 huyện; Cà Mau thuộc huyện Long Xuyên, phủ An Biên (Hà Tiên), tỉnh Hà Tiên.

Để ổn định về hành chính trong việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp đã chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Ngày 18-2-1882, một phần đất Bạc Liêu (tỉnh Sóc Trăng), một phần đất Cà Mau (thuộc Rạch Giá) được hợp thành tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 9-3-1956, chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đến tháng 2-1976, một số tỉnh ở miền Nam được hợp nhất. Hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải.

Ngày 1-1-1997, tỉnh Minh Hải chính thức được chia thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu như ngày nay.

Hiện tại thành phố Cà Mau cách TP.HCM 349km, cách thủ đô Hà Nội 2.085km.

Thủ phủ của tôm, cua dẫn đầu cả nước

Cà Mau hiện có tổng diện tích hơn 5.294km2 - xếp thứ 26 toàn quốc, dân số hơn 1,19 triệu người, xếp thứ 35 toàn quốc.

Biển Cà Mau tiếp giáp với các nước Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, gần tuyến hàng hải quốc tế nên thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế biển.

Năm 2024, kinh tế Cà Mau tiếp tục tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,09% so với cùng kỳ. GRDP bình quân đầu người đạt 72,6 triệu đồng.

Nơi đây cũng là một trong những ngư trường đánh bắt thủy sản lớn nhất Việt Nam, có tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái với trên 100.000ha rừng tràm, rừng đước ngập mặn đặc trưng.

Cà Mau có diện tích nuôi tôm, cua lớn nhất cả nước với khoảng 290.000ha. Kim ngạch xuất khẩu tôm tỉnh Cà Mau đạt hơn 1,1 triệu USD, sản lượng cua Cà Mau đạt hơn 25.000 tấn/năm. Cua biển cũng được xem là mặt hàng chủ lực của tỉnh này vì có tổng giá trị gần 10.000 tỉ đồng/năm.

Ngành du lịch Cà Mau dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 2,8 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch ước sẽ đạt 7.500 tỉ đồng năm 2030.

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích đất tự nhiên hơn 2.660km2 với bờ biển dài 56km, với 3 cửa biển lớn (Nhà Mát, Cái Cùng, Gành Hào) và vùng đặc quyền kinh tế biển rộng 20.742km2.

Tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 554.700 tấn, trong đó tôm đạt hơn 313.340 tấn, cá và thủy sản khác đạt 241.380 tấn. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh phát triển mạnh mẽ ở tỉnh này với 26 công ty và gần 1.000 hộ dân tham gia trên diện tích 6.837ha. Năng suất đạt 20,62 tấn/ha, sản lượng đạt 141.000 tấn.

"Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước với gần 300.000ha kết hợp với Bạc Liêu đứng thứ nhì với gần 143.000ha. Nếu hai tỉnh này nhập lại thì diện tích nuôi trồng, khai thác thủy hải sản sẽ dẫn đầu cả nước, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ khó có nơi nào cạnh tranh lại. Đây là một vị thế, tiềm lực lớn cần được ủng hộ để phát triển lâu dài, mang tính cạnh tranh vùng, cạnh tranh quốc tế", ông Nguyễn Hữu Thành - nguyên trưởng Phòng Nghiệp vụ lịch sử Đảng tỉnh Minh Hải, nguyên phó Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau, hội viên Hội Khoa học lịch sử tỉnh Cà Mau nói.

Nếu Cà Mau và Bạc Liêu ‘về chung một nhà’ - Ảnh 2.Đô thị vệ tinh - hình hài Đà Lạt sau sáp nhập

Đồ án quy hoạch Đà Lạt mở rộng theo hướng hình thành các đô thị vệ tinh tương hỗ cho trung tâm Đà Lạt trở thành một gợi ý về 'hình hài' Đà Lạt sau chia tách, sáp nhập.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp