12/05/2023 09:14 GMT+7

Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách những công việc gì? (phần 2)

Khái niệm về công việc của Business Analyst còn gây nhiều bối rối cho nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi công việc này. Để hiểu rõ Business Analyst là gì, bạn hãy cùng CareerBuilder khám phá ngay thông tin dưới đây nhé!

4. Tổng quan công việc của Business Analyst là gì?

4.1 Tương tác, làm việc theo yêu cầu của khách hàng

Thực tế, không phải khách hàng nào cũng biết mình muốn gì. Do đó, sẽ cần phải làm việc trực tiếp với khách hàng để khơi gợi và khai thác nhu cầu tiềm ẩn của họ. Khi đã xác định được nhu cầu của khách hàng, Business Analyst sẽ trực tiếp phân tích vấn đề và đề xuất những giải pháp phù hợp.

4.2 Chuyển giao thông tin cho nội bộ team

Sau khi đã phân tích nhu cầu của khách hàng và hoạch định được các phương án, Business Analyst sẽ bắt đầu làm việc với những nhóm phát triển dự án như Product Manager, IT Develop, QC,... Từ đó, đội ngũ này tiến hành làm việc để triển khai các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách những công việc gì? (phần 2) - Ảnh 1.

Business Analyst là cầu nối thúc đẩy hiệu quả kinh doanh giữa khách hàng và doanh nghiệp - Ảnh: Internet

4.3 Quản lý những thay đổi theo yêu cầu của khách hàng

Bản chất của việc kinh doanh là luôn thay đổi. Chính vì vậy, có những yêu cầu về vận hành kinh doanh cần được BA liên tục cập nhật và đổi mới. Trong đó, BA cần phân tích và dự đoán được những thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống.

Dựa theo cơ sở đó, BA có thể đề xuất những phương án khả thi và cập nhật chính xác những thay đổi của hệ thống qua từng thời kỳ.

5. Top 7 kỹ năng quan trọng nhất của Business Analyst

5.1 Kỹ năng giao tiếp

là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong bất kỳ công việc nào đòi hỏi chuyên môn cao. Điển hình là Business Analyst, công việc này đòi hỏi họ phải phân tích dữ liệu và truyền đạt những thông tin quan trọng đến các cấp cao hơn. Do đó, trong tất cả các kỹ năng cần thiết cho công việc của Business Analyst, giao tiếp giữ vị trí quan trọng nhất.

Ngoài ra, BA còn cần có khả năng sâu sắc để có được thông tin phù hợp từ các bên liên quan. Ví dụ: Nếu khách hàng của họ không có hiểu biết về công nghệ và kỹ thuật, họ cần phải biết cách đặt các câu hỏi bằng ngôn ngữ đơn giản để có thể khai thác thông tin tốt hơn.

5.2 Kỹ năng về công nghệ và cơ sở dữ liệu

Các chuyên gia phân tích nghiệp vụ cần phải có kiến thức lập trình IT để thực hiện phân tích dữ liệu nhanh hơn và tốt hơn.

Với sự trợ giúp của các ngôn ngữ lập trình IT, dữ liệu khổng lồ có thể được phân tích và hiển thị một cách tinh vi. Ngoài ra, các mô hình kinh doanh có thể nhanh chóng được tạo để dự đoán các phương thức kinh doanh trong tương lai.

Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách những công việc gì? (phần 2) - Ảnh 2.

Business Analyst cần có sự am hiểu sâu sắc về cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin - Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, các Business Analyst thường làm việc với loại dữ liệu có cấu trúc. Để lưu trữ và xử lý dữ liệu nặng này, họ phải hiểu rõ về cơ sở dữ liệu quan hệ như Microsoft SQL Server, cơ sở dữ liệu MySQL, Oracle DB, cũng như cơ sở dữ liệu NoSQL.

5.3 Kỹ năng phân tích

Tư duy phân tích và phản biện là một trong những kỹ năng cốt lõi mà một chuyên gia phân tích kinh doanh cần phải có. Cụ thể, BA phải có khả năng phân tích và truyền đạt lại các yêu cầu của khách hàng một cách rõ ràng.

Bên cạnh đó, tư duy phản biện giúp BA đánh giá nhiều lựa chọn trước khi đưa ra giải pháp mong muốn. Hơn thế nữa, một đầu óc phân tích tốt sẽ giúp BA đạt được các mục tiêu đã nêu ngay cả trong những điều kiện khó khăn như nguồn lực bị giới hạn hoặc các yếu tố thay đổi bất ngờ khác.

5.4 Kỹ năng xử lý vấn đề

Công việc của Business Analyst thường xuyên phải đối mặt với sự thay đổi. Chính vì vậy, khả năng xử lý vấn đề là một trong những kỹ năng mà BA cần rèn giũa để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Từ đó, các dự án có sự tham gia của BA mới có thể được vận hành trơn tru và đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án tốt nhất.

5.5 Kỹ năng đưa ra quyết định

Các quyết định do Business Analyst đưa ra có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, người làm BA cần phát triển kỹ năng đưa ra quyết định để có thể mang đến những giải pháp hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách những công việc gì? (phần 2) - Ảnh 3.

Các quyết định của Business Analyst có tác động trực tiếp và gián tiếp tới doanh nghiệp - Ảnh: Internet

Cụ thể, trước khi đưa ra quyết định, BA sẽ cần giải thích vấn đề và tìm ra các cách tiếp cận kinh doanh thay thế. Sau đó, họ thử nghiệm tất cả các cách tiếp cận thay thế và đưa ra quyết định dựa trên suy nghĩ của họ về các cách tiếp cận này. Cuối cùng, họ thử nghiệm và thực hiện giải pháp.

5.6 Kỹ năng quản lý dự án

Bên cạnh việc đề xuất các giải pháp cho hoạt động kinh doanh, Business Analyst còn tham gia quản lý trực tiếp các dự án tạo ra các giải pháp đó. Trong đó, các công việc như lập kế hoạch dự án, điều phối nhân viên, dự báo ngân sách, đảm bảo tiến độ dự án,... đều cần BA sử dụng đến kỹ năng quản lý dự án. Vì vậy, BA cần chú trọng phát triển kỹ năng này để có thể điều hành được công việc thuận lợi nhất.

5.7 Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Business Analyst đàm phán ở mọi giai đoạn của dự án. Ở giai đoạn đầu của một dự án, kỹ năng đàm phán được sử dụng để quyết định những gì quan trọng cần đưa vào tầm nhìn của dự án.

Sau đó, BA sử dụng kỹ năng đàm phán để xác định yêu cầu nào là bắt buộc và đặt mức độ ưu tiên cho chúng. Khi dự án tiến triển, kỹ năng đàm phán đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thiết kế chức năng đáp ứng các yêu cầu. Kỹ năng đàm phán cũng được sử dụng để đưa ra các quyết định kỹ thuật.

Do đó, nếu không có kỹ năng đàm phán, BA sẽ không thể tạo ra được những giải pháp nhanh chóng và tối ưu nhất cho khách hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty vì họ không thể đưa ra giải pháp kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

6. Lộ trình thăng tiến và thu nhập của Business Analyst

Dưới đây là mức lương Business Analyst tương ứng với lộ trình thăng tiến nghề nghiệp mà bạn có thể tham khảo.

● Fresh BA: Đây là vị trí dành cho những bạn mới ra trường hoặc đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 2 năm. Mức lương cho vị trí này dao động khoảng từ 7 triệu đồng cho đến 12 triệu đồng/tháng.

● Junior BA: Vị trí này dành cho những bạn đã có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm. Vị trí này đòi hỏi bạn đã có được những kiến thức nền tảng về BA, có khả năng phân tích, viết báo cáo dự án, tạo tài liệu,... Mức lương cho Junior BA sẽ dao động từ 12 triệu đồng đến 20 triệu đồng/tháng.

● Senior BA: Là những bạn đã được làm việc với nhiều dự án và có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp, hỗ trợ được các thành viên trong dự án, sử dụng được linh hoạt các công cụ khác nhau để giải quyết vấn đề… Mức lương cho vị trí Senior BA dao động từ 20 triệu đồng đến 35 triệu đồng/tháng.

● Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể đảm nhận những vị trí cao hơn như Manager, Principal,... Những vị trí này có mức lương từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm hàng trăm tin tuyển dụng Business Analyst tại CareerBuilder để biết rõ mức lương của công việc này tại các công ty khác nhau.

Như vậy, thông qua những chia sẻ về việc làm Business Analyst, CareerBuilder hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích để chuẩn bị hành trang ứng tuyển cho công việc này nhé!

Có Có 'bạn' thực lòng nơi công sở, dễ mà!

Rõ ràng là việc xây dựng các mối quan hệ và có được sự tin tưởng của đồng nghiệp là một trong những yếu tố thành công trong công việc. Nhưng kết nối nhiều, chia sẻ nhiều thôi vẫn chưa đủ cho một tình bạn đáng tin cậy.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp