Tôi không uống nữa, đến nay tôi chưa đến bệnh viện khám lại nhưng đã đi khám thầy lang, thầy bảo tôi bị bướu cổ đơn thuần và không phải lo, cho tôi thuốc bột nhưng tôi không uống. Tôi muốn hỏi tôi phải làm thế nào? Xin cho tôi lời khuyên.
Dao Hong Giang
- Trả lời của Phòng mạch Online:
Trường hợp của bạn khám với 3 bác sĩ, có 2 chẩn đoán khác nhau, bướu giáp nhân và bướu giáp đơn thuần. Đây là một lỗi không nên có (tiếc thay là thường gặp) của giới bác sĩ. Các bác sĩ nên có một chẩn đoán đúng nhất và từ đó mới có biện pháp điều trị hợp lý nhất.
Có thể một trong hai chẩn đoán trên là đúng, nhưng nhiều khả năng là bạn có cả hai. Mặc dù hai tình trạng này giống nhau về nhiều điểm và có các cách điều trị gần như nhau, tôi nghĩ rằng bạn có quyền được biết chính xác hơn về chẩn đoán. Bạn nên yêu cầu và có sự trao đổi nhiều hơn với các bác sĩ.
Bướu giáp đơn thuần là tình trạng tuyến giáp to ra, đều hai bên và không có biểu hiện gì khác. Bướu giáp nhân là trường hợp tuyến giáp có một khối u, thường nằm một bên cổ. Bướu giáp nhân nhỏ rất thường gặp khi làm siêu âm tuyến giáp. Một người có thể có tuyến giáp to đều hai bên cộng với nhân, nghĩa là có cả bướu giáp lan tỏa (nếu không có biểu hiện gì khác thì gọi là bướu giáp đơn thuần) và bướu giáp nhân. Hai dạng bướu này có nguồn gốc và cách điều trị khác nhau. Việc cần thiết đối với bạn là xác định chính xác chẩn đoán là gì, sau đó mới tính tới cách điều trị.
Bướu giáp đơn thuần là bệnh lý lành tính và việc điều trị chủ yếu là nhằm hạn chế bướu phát triển, thường bằng cách dùng hormon của chính tuyến giáp là levothyroxine. Đây có lẽ là loại thuốc mà bác sĩ đã cho bạn dùng. Trường hợp dùng thuốc có tác dụng phụ hoặc không dung nạp được thuốc (nghĩa là không chịu được, như trường hợp của bạn, cũng có thể gọi là không dung nạp) thì nên giảm bớt liều hoặc không dùng nữa và cũng không cần dùng thuốc gì khác, chỉ cần theo dõi diễn tiến của bướu. Trường hợp bướu lớn nhiều có thể cần đến phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp.
Nếu bạn có bướu giáp nhân (bạn có thể xem kết quả siêu âm tuyến giáp để xác định điều này - nếu bạn đã được làm), bạn nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc ung bướu để được kiểm tra kỹ càng hơn và thực hiện các xét nghiệm cần thiết vì các nguyên nhân của tình trạng này rất nhiều và có thể từ lành tính cho đến ác tính.
Tôi không có kinh nghiệm gì về các phương thuốc đông y điều trị bướu giáp, nhưng tôi đã gặp nhiều trường hợp đắp thuốc làm loét da và để lại sẹo xấu vùng cổ cũng như những trường hợp điều trị không phù hợp với bệnh làm tình trạng diễn tiến nặng rất nguy hiểm. Do đó, lời khuyên của tôi đối với trường hợp của bạn là tìm hiểu chính xác tình trạng bệnh bằng cách đến khám tại một cơ sở y tế chuyên khoa có trách nhiệm và có sự trao đổi thông tin đầy đủ trước khi uống thuốc hay dùng bất kỳ hình thức điều trị nào.
Chúc bạn sức khỏe và có quyết định đúng đắn.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected]. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận