* Những người làm luật không hiểu về đồng tính?
“Hiện nay nhiều nước trên thế giới cũng bắt buộc. Giống như việc đội mũ bảo hiểm, vì an toàn tính mạng của người dân nên chúng ta bắt buộc, ai không đội thì xử phạt. Tất nhiên không có nghĩa là người ta không tham gia BHYT thì phạt tù” - bà Tiến nói. Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phân tích: “Nếu quy định là BHYT bắt buộc cùng với việc Nhà nước hỗ trợ ngân sách cho một số nhóm dân cư tham gia BHYT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Tính pháp lý của việc bắt buộc tham gia BHYT cũng có ý nghĩa nhân văn tương tự như quy định bắt buộc tiêm chủng với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay rất khó để quy định về chế tài xử lý với người không tham gia BHYT bắt buộc”.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển, việc thực hiện BHYT toàn dân cần có lộ trình, trong đó “ngân sách phải như người đỡ trong giai đoạn đầu đối với người nghèo, giúp họ làm quen với BHYT toàn dân”. Với phân tích “BHYT bắt buộc nhằm chia sẻ rủi ro với người và với chính mình, trong xã hội thì người khỏe chia sẻ với người ốm và đời người sinh lão bệnh tử nên cũng có lúc khỏe lúc ốm” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng ý với quan điểm trên và đề nghị dự luật phải quy định làm thế nào đó để tạo thuận lợi cho người khám chữa bệnh. “Việc quy định phải khám chữa bệnh theo tuyến này tuyến kia làm người dân rất mệt mỏi. Tôi ở Hà Nội, tôi đón bố mẹ ở quê xa ra chơi, chẳng may ông bà ốm, ông bà có thẻ BHYT bên người nhưng cứ phải quay về quê mới được khám chữa bệnh. Tại sao tôi không được chọn bệnh viện gần nhất, tại sao tôi không được lựa chọn khám chữa bệnh ở bất kể bệnh viện công hay bệnh viện tư?” - Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
* Trình bày về những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi), đại diện ban soạn thảo vẫn ủng hộ quan điểm “không cấm nhưng không thừa nhận hôn nhân đồng tính”. Phát biểu về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng chính bản thân ông cũng không hiểu hết các trạng thái đồng tính là như thế nào, mà chưa hiểu thì rất khó giải thích và luật không tường minh thì ban hành cũng rất khó khả thi. “Cộng đồng người đồng giới người ta đã lên tiếng nhiều, tôi cho là người ta nói đúng đấy. Người ta nói những người làm luật cho chúng tôi là những người không hiểu về đồng tính. Nếu nói không cấm là một sự tiến bộ vậy thì sao không đề nghị Quốc hội công nhận luôn đi” - ông Hùng bày tỏ.
Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án Luật xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại VN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa.
Dự kiến các dự án luật trên đây sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp giữa năm 2014.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận