07/02/2020 19:31 GMT+7

Buộc phải đi máy bay trong mùa dịch, chỉ cần nhớ một điều này

ĐẠI AN
ĐẠI AN

TTO - Virus không thể tồn tại quá lâu khi bám vào chỗ ngồi hoặc thành ghế, do vậy ở trên máy bay, tiếp xúc giữa người với người là hoạt động tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao nhất, theo một chuyên gia về y tế hàng không.

Buộc phải đi máy bay trong mùa dịch, chỉ cần nhớ một điều này - Ảnh 1.

Hành khách đeo khẩu trang ở sân bay quốc tế Hong Kong ngày 30-1 - Ảnh: Bloomberg

Ông David Powell, cố vấn về y tế và sức khỏe cho Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế, chia sẻ với báo Bloomberg: nguy cơ xảy ra lây nhiễm virus nghiêm trọng trên máy bay thực ra không cao.

Những phi cơ hiện đại được trang bị hệ thống điều hòa không khí rất khác so với các rạp chiếu phim hay tòa cao ốc. Không khí trong máy bay có khoảng một nửa là không khí trong lành và một nửa là không khí tái lưu thông.

Không khí tái lưu thông được lọc qua một hệ thống y hệt trong các phòng phẫu thuật, do đó không khí được cung cấp trong khoang máy bay được đảm bảo đến 99,97% (thậm chí cao hơn) là sạch virus và các tạp chất khác.

Vì thế, nếu có nguy cơ gì trên máy bay thì chắc chắn không phải do không khí, mà là do con người.

Nỗi lo liên quan đến những vật dụng trên máy bay như chỗ ngồi, thành ghế hay các dụng cụ khác cũng được ông Powell hóa giải. Virus và các siêu vi khác vốn ưa bề mặt của các cơ thể sống hơn. Thế nên hành động bắt tay là nguy hiểm hơn so với việc chạm vào những bề mặt khô ráo không có chút yếu tố sinh học nào.

Do virus không tồn tại được quá lâu trên các bề mặt như thế, nên chỉ cần tẩy rửa thông thường và tẩy rửa kỹ hơn nữa nếu nghi ngại có trường hợp đáng ngờ là đủ.

Trong khi đó, điều cần chú ý nhất vẫn là giữ vệ sinh tay - "vật trung gian" hiệu quả nhất trong các trường hợp lây nhiễm virus.

Giải pháp đầu bảng là rửa tay. Đừng chạm tay lên mặt. Nếu ho hay hắt hơi, hãy che miệng bằng ống tay áo. Dùng giấy vệ sinh thì phải vứt đi cẩn thận, rồi rửa tay. Tốt nhất là lau tay thật khô sau khi rửa. Nếu quy trình đầy đủ trên quá khó, có thể dùng nước rửa tay khô có cồn.

Chuyên gia tư vấn này cũng không đánh giá cao tác dụng của khẩu trang. Theo ông, khẩu trang là cần thiết đối với những người không khỏe, để bảo vệ người khác khỏi các nguy cơ từ họ.

Nhưng đeo khẩu trang liên tục có khi lại phản tác dụng, vì virus sẽ cứ "quanh quẩn" ở cái khẩu trang. Nếu khẩu trang không may bị ướt thì lại càng lý tưởng cho virus, vi khuẩn sinh sôi.

Găng tay cũng không hơn gì, vì người ta đeo găng rồi chạm vào mọi thứ mà họ vốn chạm vào bằng tay, khiến găng tay trở thành "vật trung gian" y như bàn tay. Chưa kể bên trong găng tay chẳng mấy chốc mà trở nên nóng ẩm, thành môi trường quá tốt cho các siêu vi phát triển.

Cũng theo ông David Powell, đóng cửa biên giới và ngăn chặn di chuyển thực sự không giúp gì trong việc kiềm chế lây lan virus. Tây Phi từng làm vậy với dịch Ebola và rõ ràng không hiệu quả.

Đợt dịch đó, vì đóng cửa mà bên trong các nước khốn khổ, bên ngoài Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chật vật tìm cách đưa cán bộ vào làm việc và mẫu sinh phẩm ra ngoài để xét nghiệm. Chưa kể không kiểm soát được những người vì bị cấm đoán mà phải di chuyển bí mật, giấu giếm.

Khách Âu, Mỹ, Úc hiếm ai đeo khẩu trang ở Việt Nam mà thường rửa tay Khách Âu, Mỹ, Úc hiếm ai đeo khẩu trang ở Việt Nam, mà thường rửa tay

TTO - Khách du lịch đến từ các nước châu Âu, Mỹ, Úc hầu như không ai đeo khẩu trang khi đi du lịch tại Việt Nam, trong khi khách du lịch châu Á thì ngược lại.

ĐẠI AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp