23/07/2013 06:01 GMT+7

Bún tươi, bánh canh... có độc tố

D.THANH
D.THANH

TT - 100% mẫu bánh canh, bánh ướt và bánh hỏi có chứa độc tố. Đây là kết quả khảo sát chất làm trắng tinopal trong sản xuất thực phẩm tại địa bàn TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng VN công bố ngày 22-7.

dald3MeB.jpgPhóng to
Người dân chọn mua bún tại một siêu thị ở TP.HCM chiều 22-7. Đây là điểm nằm trong danh sách do Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng lấy mẫu bún khảo sát - Ảnh: T.T.D.

Từ ngày 15 đến 25-6, CESCON đã lấy 30 mẫu khảo sát với sáu loại thực phẩm là bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn và bánh ướt, được mua ngẫu nhiên tại chín cơ sở bán thực phẩm, gồm ba siêu thị (Co.op Mart

Phát hiện nhiều mẫu thực phẩm thiếu an toàn

Chiều 22-7, bác sĩ Nguyễn Văn Tâm - chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Phú Yên - cho biết đang chờ kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm để xử lý đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm. Theo bác sĩ Tâm, Cục ATVSTP Bộ Y tế vừa gửi kết quả giám sát chủ động ô nhiễm thực phẩm tại chợ Tuy Hòa, do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện, cho thấy đã phát hiện một mẫu rượu trắng có hàm lượng aldehyde và methanol vượt quá giới hạn cho phép, hai mẫu chà bông (ruốc heo) có sử dụng chất tạo ngọt cyclamate, hai mẫu xí muội có chất tạo ngọt saccharin và một mẫu xí muội có hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép.

Cống Quỳnh, Maximark Cộng Hòa và Big C Hoàng Văn Thụ), một cửa hàng (đường Tân Sơn Nhì, P.14, Q.Tân Bình) và năm chợ (Phạm Văn Hai, Bến Thành, Tân Sơn Nhất, Gò Vấp và Bà Chiểu).

Ông Đỗ Ngọc Chính - phó giám đốc CESCON - cho biết việc mua mẫu khảo sát được tiến hành theo cách đảm bảo tính pháp lý: có địa chỉ và tên nơi bán hàng, có biên nhận, hóa đơn mua hàng.

Không được phép dùng tinopal trong thực phẩm

Kết quả cho thấy có 5/6 loại thực phẩm với tổng số 24/30 mẫu khảo sát có sự hiện diện của tinopal, chiếm tỉ lệ 80% số lượng mẫu. Cụ thể, 5/9 mẫu bún (56%), 4/4 mẫu bánh ướt (100%), 5/5 mẫu bánh hỏi (100%), 3/4 mẫu bánh phở (75%), 7/7 mẫu bánh canh (100%) có chứa tinopal.

Như vậy, 100% số lượng mẫu khảo sát của bánh ướt, bánh canh và bánh hỏi đều có chất tinopal, chỉ duy nhất bánh cuốn (một mẫu khảo sát) là không có chất này. Đặc biệt, trong tám mẫu lấy ở ba siêu thị có đến sáu mẫu có chứa chất tinopal.

Ông Chính khẳng định trong danh mục phụ gia hóa chất thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do Bộ Y tế ban hành, không có chất tinopal.

Do vậy, việc sử dụng chất này làm trắng các loại sản phẩm tươi chế biến từ gạo để ăn liền là vi phạm pháp luật, gây nguy hại sức khỏe người tiêu dùng. Cũng theo ông Chính, việc sử dụng thường xuyên những thực phẩm có hóa chất độc hại này sẽ gây hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày.

Tinopal còn có thể làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng. Nếu ăn thực phẩm chứa chất tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư.

Ngoài ra, tùy theo lượng độc tố tinopal vào cơ thể với hàm lượng bao nhiêu mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.

Đặc biệt, tinopal là một chất dùng trong công nghiệp nên thường chứa nhiều loại tạp chất gây hại sức khỏe. Một nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho thấy tinopal có khả năng gây độc cho con người, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng sinh sản của con người.

Siêu thị cũng bất ngờ

17g tại chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) - một trong những chợ nằm trong danh sách có bán các loại bún, phở, bánh phở, bánh canh chứa chất làm trắng vẫn khá nhộn nhịp người mua bán. Chị Võ Thị Thúy Lan, chủ một sạp bán các mặt hàng này, trả lời một cách thận trọng: “Chỉ biết bán chứ không biết hàng được nhập về từ đâu!”.

“Có người tới bỏ mối, rồi người này chỉ người kia chứ cũng không biết sản xuất tại cơ sở nào, tại đâu hết” - chị Lan nói. Tại sạp của chị Lan, mỗi ngày có 10-20kg bánh phở, bún các loại được bán cho người tiêu dùng, ngoài ra còn bỏ mối cho các nhà hàng, quán ăn.

Giá nhập các loại bún, mì, bánh phở dao động 15.000-25.000 đồng/kg tùy loại. “Bán không hết thì mối tới hốt về, mai lại đem hàng tới, họ làm gì tui không rõ”.

Phần lớn tiểu thương tại nhiều chợ như Tân Sơn Nhất, Phạm Văn Hai, Gò Vấp... khi được hỏi về nguồn gốc các loại sản phẩm này đều trả lời: không rõ. Hầu hết họ đều lấy từ các mối quen, hoặc các mối giới thiệu qua lại lẫn nhau chứ không biết cơ sở sản xuất tên gì, ở đâu.

“Cứ nghe nói có chất độc hại, rồi yêu cầu chúng tôi không lấy hàng, nhưng người ta vẫn ăn thì tụi tui vẫn phải bán. Các anh cho tui mối nhập hàng mới đi, tui nhập liền” - chủ một sạp bán bún nói.

Trao đổi với chúng tôi chiều 22-7, bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa, cũng tỏ ra khá bất ngờ khi biết thông tin các sản phẩm bún, bánh phở, bánh canh có chất tinopal độc hại, do nhóm mặt hàng này được kiểm tra, kiểm soát quy trình giống như nhiều mặt hàng khác. Theo bà Thảo, trong khi cho kiểm tra lại toàn bộ hàng hóa, trước mắt siêu thị sẽ ngừng ngay việc kinh doanh nhóm mặt hàng này.

Đại diện hệ thống siêu thị Co.op Mart cho biết hệ thống này lấy các mặt hàng bún tươi, bánh hỏi và bánh canh từ cơ sở Thu Hương và Bàu Cát.

Theo vị này, nhân viên siêu thị vẫn kiểm tra hằng ngày về lượng formol và hàn the, kết quả đều đạt yêu cầu. “Chúng tôi vẫn thường xuyên gửi mẫu đến các cơ quan chức năng để kiểm tra định kỳ và phối hợp kiểm tra đột xuất nhưng chưa bao giờ được cảnh báo về những nội dung này” - vị này nói.

1dv7W1E5.jpgPhóng to
Theo Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng, bún bán ở nhiều chợ tại TP.HCM có chất làm trắng tinopal - Ảnh: Thuận Thắng

Cơ quan quản lý buông lỏng, người tiêu dùng lãnh đủ

Từ kết quả khảo sát này, theo ông Chính, trước hết các cơ sở sản xuất phải có trách nhiệm trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm vì chỉ có họ mới hiểu rõ nhất thực phẩm mình làm ra có chất độc hại hay không. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải có đạo đức, trách nhiệm với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, ông Chính cho rằng các cơ quan quản lý chuyên ngành là Bộ Y tế, Bộ Công thương, Sở Y tế và Sở Công thương TP.HCM chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra những giải pháp tích cực để giải quyết triệt để và phòng ngừa tác hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Việc các loại thực phẩm không an toàn vẫn tiếp tục được bày bán tràn lan cho thấy các cơ quan này chưa có hình thức nào kiểm tra hiệu quả, hay biện pháp răn đe nghiêm khắc để người sản xuất vi phạm chùn tay. Ban quản lý chợ và các siêu thị là nơi lẽ ra phải nắm rõ các quầy hàng nào bán những loại thực phẩm này, có đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm thế nào..., nhưng thực tế cho thấy cơ quan này đã không làm tròn trách nhiệm.

Cũng theo ông Chính, kết quả đợt khảo sát này cho thấy siêu thị - địa chỉ mà người tiêu dùng luôn tin cậy - vẫn có những kẽ hở.

Với những thực phẩm như dạng này, lẽ ra các siêu thị phải thường xuyên kiểm tra từ nguồn gốc sản xuất đến chất lượng, an toàn của sản phẩm nhưng lại để lọt những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Ông Chính cho biết kết quả khảo sát này sẽ được CESCON gửi báo cáo chi tiết cho Bộ Y tế, Bộ Công thương, Sở Y tế và Sở Công thương TP.HCM, đồng thời kiến nghị tăng cường công tác giám sát, kiểm tra thường xuyên để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Chiều 22-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nói sở sẽ đợi Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng VN thông tin kết quả khảo sát như đã công bố.

Trước mắt, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra những cơ sở vi phạm, kiểm tra tổng thể trên diện rộng những cơ sở sản xuất các mặt hàng này và đưa ra công luận những cơ sở có vi phạm. Ông Bỉnh cũng cho biết sẽ phối hợp với Sở Công thương TP để tổ chức lại việc sản xuất những mặt hàng này đúng quy trình, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cách nhận biết thực phẩm nhiễm chất tinopal

Người tiêu dùng khi mua bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh ướt... tươi có thể dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất tinopal. Đặc biệt, cần chú ý quan sát khi mua, nếu thấy thực phẩm có màu trắng bất thường thì không mua. Ngoài ra, cũng không nên mua các thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không nhãn hiệu, bao bì, không địa chỉ, tên của nhà sản xuất, cơ sở chế biến, không hạn sử dụng. Nếu có điều kiện hãy tự chế biến để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình.

D.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp