28/02/2007 06:06 GMT+7

Bùi Tiến Tuấn "họa sĩ đường phố"

MY LĂNG
MY LĂNG

TT - Những chiếc xe máy cà tàng chở đầy bịch bọc, lủng lẳng can nhựa; biển số cũ kỹ móp méo không nhìn rõ từng ký tự; nền đường xám nhạt đầy vạch giao thông loang lổ màu... Nhìn tranh của Bùi Tiến Tuấn, nhiều người rất dễ lầm tưởng anh vẽ về... giao thông!

QF1cHsfg.jpgPhóng to
Họa sĩ Bùi Tiến Tuấn
TT - Những chiếc xe máy cà tàng chở đầy bịch bọc, lủng lẳng can nhựa; biển số cũ kỹ móp méo không nhìn rõ từng ký tự; nền đường xám nhạt đầy vạch giao thông loang lổ màu... Nhìn tranh của Bùi Tiến Tuấn, nhiều người rất dễ lầm tưởng anh vẽ về... giao thông!

“Những hình nhân trên đường phố” - triển lãm cá nhân đầu tiên của Bùi Tiến Tuấn với hình ảnh rất đời thường, gần gũi: vạch giao thông; quán cà phê với những bàn ghế gỗ hết sức bình dị, chân chất; tấm biển đề dòng chữ “Bình dân kính mời! Không bán thiếu”; này phin cà phê, này ghế nhựa; kìa xe ba gác cũ như một đống... sắt vụn đến thảm hại... trông quen quen, nhưng qua nét vẽ của Bùi Tiến Tuấn lại thấy lạ và hấp dẫn bởi góc nhìn, ở những vị trí khác nhau, về đường phố và bởi sự phối màu đối lập rất đẹp, nổi bật.

Những gam màu đầy gai góc, những mảnh ghép im lặng đầy dữ dội... nhưng lại toát ra sự tĩnh lặng, nội tâm khiến người xem phải suy ngẫm, phải thốt lên một điều gì đấy. 20 tác phẩm sơn dầu được vẽ theo lối biểu hiện, bán trừu tượng với những hình mảng mạnh và bố cục lạ giữa động và tĩnh.

Đó là những khoảnh khắc trong cuộc sống thường nhật của con người trên đường phố, góc phố, nơi bến xe hay quán cà phê... Vạch giao thông, những chiếc xe cũ kỹ, thùng xăng, con vịt... đã khiến những định ước bị phá vỡ. Tôi, bạn và chúng ta tồn tại cùng với các mối quan hệ trong xã hội như thế nào, chịu tác động từ những mối quan hệ ấy ra sao? Bùi Tiến Tuấn mượn cớ giao thông để thể hiện những bất trắc mang tính xã hội, những ám ảnh bao quanh con người trong cuộc sống.

8gciHfig.jpgPhóng to
Những hình nhân trên đường phố
Bùi Tiến Tuấn sinh năm 1971 tại Hội An (Quảng Nam), tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP.HCM năm 1998. Anh từng tham gia một số triển lãm quốc tế như: triển lãm tại gallery Combee Farm (Anh, năm 1999), Art Exhibition for World Peace (Seoul, Hàn Quốc, năm 2000)... và tham gia một vài triển lãm trong nước cùng bạn bè.

Nếu từng xem qua nhiều cuộc triển lãm, sẽ nhận ra ngay tranh Bùi Tiến Tuấn có một nét rất riêng: có sức hút rất lạ. Tranh của anh như một cuộc đối thoại buộc người xem phải xích lại gần mà thưởng lãm. Nó tung hoành những gam màu trẻ trung, tươi mới, nóng - lạnh rõ ràng; bút pháp khá mạnh mẽ, phóng khoáng; hình ảnh thường có tính đối lập gây ấn tượng mạnh.

Tranh của Bùi Tiến Tuấn đập vào mắt, vào tai người xem những âm thanh náo nhiệt, ồn ào của cuộc sống đường phố. Sự mạnh mẽ, quyết liệt trong cách vẽ, cách thể hiện khiến tranh của Bùi Tiến Tuấn màu phối như nhạc rock.

Tuấn kể thời gian mới vào Sài Gòn, khi đi ngoài đường anh luôn chú ý những bảng số xe và ráng tìm “đồng hương” (số xe 43 - Đà Nẵng). Anh bắt gặp những biển số không còn con số, mờ nhòe, móp méo thảm hại. Đó là những người nhập cư, có thể là những người vô gia đình. “Ngược xuôi nhau trong dòng đời, cuộc sống xô bồ, hối hả khiến chúng ta chỉ có thể nhận diện nhau bằng cách đó” - Tuấn trầm ngâm... Tranh Bùi Tiến Tuấn không vẽ một gương mặt cụ thể.

Trong cuộc sống đầy tất bật, ồn ào này; trên đường phố, trong hẻm nhỏ ở đâu ta cũng bắt gặp những thân phận mưu sinh nhọc nhằn. Đó là cô gái bán cà phê, anh xe thồ, người chạy xe ba gác... Sao nhất thiết cứ phải vẽ một khuôn mặt cụ thể? Để làm gì khi đó đã là “khuôn mặt chung” của những người nhập cư trong thành phố này? Bùi Tiến Tuấn nhận ra họ giữa dòng người tấp nập ngược xuôi và vẽ bằng cả trái tim của người nghệ sĩ. Có lẽ vì thế mà họa sĩ Lương Trung Thọ, cũng như nhiều người, cho rằng “Những hình nhân trên đường phố” mang tính nhân văn cao?

Học khoa lụa nhưng lại chuyên về sơn dầu, Bùi Tiến Tuấn khẳng định đầy tự tin: “Một họa sĩ chuyên nghiệp không quan trọng chuyện chất liệu, miễn là chuyển tải được điều mình muốn nói”. Anh bảo: “Tôi không muốn đưa ra một thông điệp cụ thể nào cả. Hãy để tự người xem cảm nhận một điều gì đó cho riêng mình”...

MY LĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp