Phóng to |
Khi bám vào băng, bụi than sẽ khiến băng hấp thụ nhiệt của ánh sáng nhiều hơn |
Đó là kết quả nhgiên cứu của hai nhà khoa học Mỹ, James Hansen và Larissa nazarenko, thuộc NASA. Hai người cho biết, mặc dù khí CO2 luôn là nhân tố chính khiến trái đất nóng dần lên, bụi than, một loại chất thải tưởng không có gì đặc biệt, lại có khả năng làm nóng gấp đôi CO2.
Theo 2 người, việc cắt giảm bụi than sẽ đem lại lợi ích kép vì việc cắt giảm bụi than mà không gây ảnh hưởng đến sản xuất dễ dàng hơn so với các khí thải khác.
Tác hại lớn nhất của bụi than đó là làm tan chảy các tảng băng vùng cực nhanh chóng hơn. Khi bụi than bám vào băng, chúng sẽ khiến băng hấp thu nhiệt thay vì phản chiếu ánhs áng mặt trời. Hai nhà nhgiên cứu tin rằng bụi than đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm trái đất nóng lên hơn một thế kỷ qua, nhất là xu hướng tan chảy sớm và tràn lan của băng tuyết trong vài thập kỷ trở lại đây.
Các nhà khí tượng học không phải không quan tâm đến tác hại của bụi than, thế nhưng họ lại tập trung vào các bụi sunfat nhiều hơn. "Tuy nhiên, bồ hóng lại gây tác động toàn diện hơn", cả hai kết luận trong bản báo cáo và ước lượng bồ hóng đóng góp khoảng 25% vào toàn quá trình hâm nóng trái đất trong giai đoạn 1880 - 2000.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận