08/07/2020 09:55 GMT+7

Bùi ngùi trước mộ cụ Nguyễn Chánh Sắt

KHÔI NGUYÊN
KHÔI NGUYÊN

TTO - Khoảng năm 2008, con cháu hai cụ đã định cải táng mộ phần đến nơi khác, nhưng được can thiệp với ý định sẽ xây dựng nơi đây thành di tích.

Bùi ngùi trước mộ cụ Nguyễn Chánh Sắt - Ảnh 1.

Hai ngôi mộ khuất lấp giữa cỏ cây, nước đọng phía dưới, ba mặt là nhà dân - Ảnh: K.NGUYÊN

Về quê lụa Tân Châu (An Giang), ghé thăm mộ của cụ Nguyễn Chánh Sắt, nhà văn - nhà báo nổi tiếng đất này đầu thế kỷ XX. Khu mộ ở khóm Long Thạnh C, phường Long Hưng. Không có biển chú giải, tôi đã nghĩ người ta đã cải táng đi nơi khác.

Nhưng khi quyết tâm quay lại khu mộ, trên lề đường khu vực này rãnh trồng hoa, gần đó có cắm biển cho biết là công trình thanh niên. Nhưng cỏ dại mọc chen lẫn vì thiếu bàn tay chăm bón.

Cỏ dại mọc um tùm, dây leo giăng đầy bên trên, bên dưới rau muống dại bò... Khu mộ như một khu đất bỏ hoang, ít người quan tâm, lui tới. Ba mặt khu mộ là phía sau nhà dân. Người ta đã xây cất nhà kiên cố vào sát khu mộ, nhiều nhà xả nước thải xuống khu mộ này.

Tôi dò dẫm từng bước chân để khỏi lún sình lầy nhưng không thể. Cỏ mọc có chỗ cao hơn gối, nước bẩn đen ngòm, ngứa ngáy dưới chân. Tôi vạch đám cỏ tìm bia mộ ghi đúng tên cụ: "Ông Nguyễn Chánh Sắt, sinh năm 1871, từ trần 18-5-1946...". Kế bên là mộ của vợ ông, bà Văng Thị Yên, cũng bị che khuất trong cỏ cây. 

Đây là nơi yên nghỉ của chủ bút Nguyễn Chánh Sắt hay sao? Người còn giữ vai trò quản lý nhiều tờ báo lớn đương thời: Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn... và sáng tác đa dạng về thể loại như tiểu thuyết, thơ, dịch thuật Hán văn. Tác giả của quê hương Tân Châu, An Giang với văn nghiệp đồ sộ: 15 tiểu thuyết, thơ và ký sự báo chí; 35 tác phẩm dịch, phóng tác và hàng trăm bài báo được cho là có nhãn quan, tầm nhìn. Người từng được ca ngợi, ngưỡng mộ.

Năm 2013, tại thị xã Tân Châu, Hội Khoa học lịch sử An Giang cùng Thị ủy Tân Châu tổ chức hội thảo khoa học Nhà văn, nhà báo Nguyễn Chánh Sắt có sự tham dự của hơn 100 đại biểu là nhà nghiên cứu để ghi nhận, làm rõ các đóng góp của cụ... 

Nhà nghiên cứu, nhà giáo dục Đặng Hoài Dũng cho rằng cụ Nguyễn Chánh Sắt "là người An Giang đầu tiên viết văn, làm báo và xuất bản tiểu thuyết, sách dịch. Tác phẩm của ông đóng góp rất lớn trong việc truyền bá quốc ngữ, hình thành và phát triển văn xuôi Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung...".

Khi đó, tôi đọc tin trên báo viết rằng ban tổ chức hội thảo ghi nhận và sẽ kiến nghị xuất bản các tác phẩm của cụ, lấy tên cụ đặt cho trường học và đường phố, lấy tên Nguyễn Chánh Sắt đặt cho Trường THPT Tân Châu (như trước đây); xem xét xây dựng giải thưởng văn học, báo chí mang tên Nguyễn Chánh Sắt. Đặc biệt là đề xuất đầu tư tôn tạo mộ phần của cụ Nguyễn Chánh Sắt trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, điểm đến của du lịch. 

Trước đó, khoảng năm 2008, con cháu hai cụ đã định cải táng mộ phần đến nơi khác nhưng được can thiệp với ý định sẽ xây dựng nơi đây thành di tích.

Giờ đứng trước khu mộ của cụ mà không khỏi bùi ngùi xót xa.

10 năm bên mộ cụ Huỳnh 10 năm bên mộ cụ Huỳnh

TTO - 10 năm qua có một ông lão râu tóc bạc phơ tên Nguyễn Tạo (84 tuổi, xã Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi) vì lòng mến mộ cụ Huỳnh đã lên đây lo hương khói và làm người kể chuyện cụ Huỳnh cho khách viếng mộ.

KHÔI NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp