Phóng to |
"Cơm hàng cháo chợ" đâu thể kéo dài |
Vợ chồng anh Trung, chị Hoa là một trong số đó. Anh Trung là kỹ sư xây dựng, làm việc ở Bộ xây dựng, chị Hoa là nhân viên quảng cáo cho một tờ báo nổi tiếng. Buổi trưa tất nhiên là tùy nghi di tản. Buổi tối, nếu anh không bận tiếp khách cho cơ quan, công việc đột xuất hay phải ở lại làm thêm giờ, chị cũng không nhận lời làm khách, gặp gỡ với đối tác thì họ gọi điện hẹn nhau về nhà rồi cùng tới một tiệm ăn vừa phải nào đó.
Sau bữa ăn, chị vòng tay ôm lưng anh lên xe dạo một vòng phố phường mới về nhà xem ti vi, nghi ngơi. Những hôm được về sớm, không mấy mệt mỏi, biết anh có thể về trước 8h tối, chị lại rẽ vào chợ mua thức ăn rồi tự làm cơm đợi chồng về. ”Sau này thì chưa biết thế nào nhưng hiện giờ cả hai vợ chồng đều thấy cách này là ổn nhất”, chị nói vậy với cô bạn hàng xóm là tôi.
Còn bao nhiêu việc phải làm, phải ưu tiên, cho nên bữa cơm tối với gia đình chị Thuỷ và anh Nghệ cũng giản tiện tới mức tối đa. Anh bảo: Dẹp cái việc nấu ăn lích kích đi thấy hai vợ chồng có nhiều thời gian thảnh thơi bên nhau hơn. Cô ấy cũng bận túi bụi như mình, thế mà đi làm về, qua mấy chặng tắc đường, chen lấn vô chợ, về nhà loay hoay hàng tiếng đồng hồ mới ra bữa cơm cho chồng, sao đành.
Thôi thì chịu khó đưa nhau ra ăn quán, thỉnh thoảng tạt qua nhà bên vợ, rồi nhà bên chồng, vừa lấy không khí bữa cơm gia đình vừa được tiếng chăm về thăm bố mẹ. Muốn làm một việc gì, muốn rủ nhau đi xem phim, đến nhà bạn chơi vì không phải “về nhà ăn cơm đã” nên dễ dàng thực hiện được ngay. Cả hai vợ chồng chúng tôi thấy rất thoải mái, vui vẻ và tình yêu vẫn nồng nàn.
Vợ chồng Trung - Hoa, Thuỷ - Nghệ sở dĩ giải quyết nhanh gọn phương án như trên được cũng là vì chưa có con cái. Còn như chị Bình anh Viễn lại hơi phiền hà. Con trai họ đã học lớp hai, nhưng vì công việc bận tối mắt tối mũi cũng đành chọn phương án mua thức ăn sẵn ngoài chợ. Chị bảo, thỉnh thoảng mới ăn quán, vì ăn quán vừa không đảm bảo vệ sinh vừa đắt.
Chị kể: Hôm nọ bà nội cháu lên chơi, thấy cái cách ăn uống của gia đình thế này cũng khó chịu, bà nghĩ tôi làm vợ làm mẹ rồi mà lười, không chuyên chú vào tề gia nội trợ gì cả, cứ thích ăn sẵn. Nhưng rồi thấy đến 12 giờ đêm tôi vẫn cặm cụi bên bàn làm việc, sáng tơ mơ anh ấy đã vội vã đi đến tối mịt mới về, nên dần cũng thông cảm. Trước khi về quê, bà nói, hay hôm nào tôi thu xếp việc nhà rồi lên đây, chứ cứ bắt cháu tôi ăn đồ nấu ở chợ thế này cứ thấy làm sao.
Chồng tôi đùa, nhưng cháu mẹ vẫn hay ăn chóng lớn đấy thôi, mà bọn con cũng quen rồi. Biết bà nói vậy thôi chứ sao đành lòng bỏ ông ở nhà một mình mà lên trên này được. Dù chồng không phàn nàn, con trai cũng ăn ngon miệng những thức ăn mẹ mua nhưng tự trong lòng chị Bình vẫn rất áy náy. Chị đang cố gắng thu xếp hợp lý công việc để có chút thời gian chuẩn bị cho chồng con bữa cơm tối thật tươm tất.
“Ăn cơm nhà hay quán không quan trọng lắm, miễn là hai vợ chồng thống nhất được với nhau”, chị Thuỷ nghĩ vậy khi tôi nhắc tới quan niệm truyền thống trên, “hạnh phúc gia đình là ở chỗ đồng điệu trong suy nghĩ, tâm hồn chứ đâu chỉ nhìn vào bữa cơm. Nhiều bà vợ vẫn thường xuyên chuẩn bị những bữa cơm chu đáo, còn ông chồng lại cố tình tắt máy để khỏi bị vợ gọi về nhà ăn cơm đó sao”.
“Nói như chị Thuỷ cũng không ổn lắm. Dù thời đại nào thì bữa cơm gia đình cũng có vai trò quan trọng không thể phủ nhận. Chẳng qua vì quá bận rộn, tốn kém thời gian cho công việc nên bất đắc dĩ chúng tôi mới chọn cách này thôi, lâu dần thấy cũng thích nghi, chứ ông chồng nào chẳng thích về nhà ăn cơm vợ nấu hơn”, chị Hoa nói.
Theo quan niệm truyền thống, bữa cơm gia đình thể hiện sự ấm cúng, hạnh phúc. Vì đó là lúc để các thành viên trong nhà sum họp, trò chuyện, chia sẻ, quan tâm với nhau. Thế nhưng trong nhịp sống gấp gáp của thời hiện đại, không phải gia đình nào cũng thường xuyên duy trì được bữa cơm như thế. Phải chăng vì lý do đó mà cho rằng họ ít quan tâm, yêu thương nhau và không khí gia đình thiếu đầm ấm?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận