Muỗi hút máu trên tay người - Ảnh: Getty Images |
Các nhà khoa học hi vọng số lượng muỗi này sẽ nhân lên, qua đó làm giảm các ca bệnh. Theo BBC, chương trình cũng diễn ra ở Úc, Việt Nam và Indonesia. Loại vi khuẩn nội bào, vi khuẩn Wolbachia, được áp dụng trong chương trình này không thể lây truyền cho con người.
Nhà nghiên cứu Luciano Moreira của viện Fiocruz, người đứng đầu dự án tại Brazil, cho biết chương trình bắt đầu vào năm 2012. "Hàng tuần, các nhóm của chúng tôi đến bốn khu phố được chọn ở Rio. Chúng tôi bắt muỗi bằng các bẫy đặc biệt và tiến hành phân tích. Ưu tiên hàng đầu là phải minh bạch và cung cấp thông tin đúng đắn cho các hộ gia đình”.
Hàng chục ngàn con muỗi sẽ được phóng thích mỗi tháng trong vòng bốn tháng. Đợt thả muỗi đầu tiên thực hiện ở Tubiacanga, ở phía bắc của Rio. Các đợt nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chiến dịch dự kiến diễn ra vào 2016.
Vi khuẩn Wolbachia sống trong 60% các loài côn trùng. Nó hoạt động như một loại vắc xin cho muỗi mang bệnh sốt xuất huyết, muỗi Aedes aegypti, giúp ngăn chặn virus sinh sôi trong cơ thể của nó.
Wolbachia cũng có ảnh hưởng đến sinh sản. Nếu một muỗi đực mang vi khuẩn thụ tinh cho một con cái không mang vi khuẩn, các trứng không biến thành ấu trùng.
Nếu cả con đực và con cái cùng mang vi khuẩn Wolbachia hoặc chỉ cần muỗi cái mang vi khuẩn, lứa muỗi tiếp theo sinh ra sẽ mang vi khuẩn.
Kết quả muỗi Aedes với vi khuẩn Wolbachia sẽ chiếm đa số mà không cần các nhà nghiên cứu phải liên tục thả thêm muỗi mang vi khuẩn. Ở Úc quá trình này xảy ra trung bình trong vòng 10 tuần.
Sốt xuất huyết tái bùng phát ở Brazil vào năm 1981 sau hơn 20 năm. Trong 30 năm qua đã bảy triệu trường hợp mắc bệnh được ghi nhận. Brazil là nước dẫn đầu thế giới về số trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 3,2 triệu trường hợp và 800 ca tử vong trong giai đoạn 2009-2014. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận