15/11/2023 17:15 GMT+7

Bóng đá miền Tây loay hoay làm từ đáy

Hết tiền, bỏ giải, lại xuống giải hạng ba thi đấu rồi lại lên hạng, đến khi hết tiền thì quay lại điệp khúc cũ. Đó là hình ảnh bóng đá miền Tây nhiều năm qua.

Bóng đá An Giang lên hạng rồi lại rút lui như thực trạng của nhiều đội bóng ở miền Tây - Ảnh: VFF

Bóng đá An Giang lên hạng rồi lại rút lui như thực trạng của nhiều đội bóng ở miền Tây - Ảnh: VFF

Chiều 14-11, Giải bóng đá hạng ba quốc gia 2023 khép lại với 4 suất thăng hạng nhì. Trong số này có CLB An Giang, đội vừa bỏ Giải hạng nhất năm 2022 để xuống hạng ba thi đấu vì thiếu kinh phí.

Bóng đá miền Tây trồi sụt

An Giang là hình ảnh mới nhất đại diện cho bóng đá miền Tây trong vòng luẩn quẩn: lên - bỏ - xuống hạng. An Giang giờ không còn sân bóng để tổ chức giải chuyên nghiệp sau khi đã bán sân Long Xuyên.

HLV Nguyễn Hồ Nhật Tiến nói: "Trở lại sân chơi chuyên nghiệp là mong muốn của lãnh đạo và cầu thủ An Giang. Chúng tôi phải làm lại từ đầu, gom các cầu thủ ở trung tâm và các em U19 để dự giải năm nay".

CLB An Giang xếp hạng nhì chung cuộc với 14 điểm ở bảng B. Thầy trò HLV Nguyễn Hồ Nhật Tiến là đội cuối cùng giành suất lên hạng khi cạnh tranh quyết liệt với đội Tây Ninh (11 điểm chung cuộc).

Lãnh đạo Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu TDTT An Giang đã có mặt trong ngày vui để chúc mừng toàn đội. Nó thể hiện kỳ vọng của địa phương về khát khao quay lại bản đồ bóng đá Việt Nam.

CLB Long An (áo đỏ) trong trận gặp Đồng Nai ở Giải hạng nhất 2023-2024 - Ảnh: VPF

CLB Long An (áo đỏ) trong trận gặp Đồng Nai ở Giải hạng nhất 2023-2024 - Ảnh: VPF

Một địa phương khác cũng đang đưa bóng đá trở lại chuyên nghiệp là Đồng Tháp. Mùa giải 2023, HLV Phan Thanh Bình đã đưa đội bóng quê hương từ hạng nhì lên chơi chuyên nghiệp ở giải hạng nhất.

Trước đó, bóng đá Đồng Tháp trượt dài theo một con dốc khác chứ không rút lui như An Giang. Cụ thể, họ rớt hạng V-League năm 2016, rồi tiếp tục rơi xuống hạng nhì ở mùa giải 2020 trước khi được tái cơ cấu.

Không có mô hình phát triển

Theo bản đồ bóng đá miền Tây hiện nay, Đồng Tháp và Long An thi đấu ở hạng nhất. Kiên Giang, Tiền Giang và Vĩnh Long ở giải hạng nhì, còn Cần Thơ là đội duy nhất chơi ở Giải hạng ba.

Trước đây, lãnh đạo các đội bóng được Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đưa đi nhiều nước từ châu Âu đến châu Á để tham quan, học hỏi và ghi nhận các mô hình phát triển bóng đá. Tuy nhiên, các chuyến đi này không hiệu quả.

CLB Đồng Tháp (áo vàng) ở Giải hạng nhất 2023-2024 - Ảnh: VPF

CLB Đồng Tháp (áo vàng) ở Giải hạng nhất 2023-2024 - Ảnh: VPF

Bóng đá Việt Nam vốn dĩ không kiếm được tiền để tự nuôi nó. Do đó, khi nhà tài trợ chính rút lui vì không đạt thỏa thuận (trường hợp của CLB Cần Thơ là điển hình) thì đội bóng làm lại từ hạng ba.

HLV Nguyễn Chí Thiện của CLB Cần Thơ ngậm ngùi: "Chúng tôi không có đội chuyên nghiệp. Các em tập luyện thi đấu rồi không có đầu ra. Điều này làm mất đi giá trị tinh thần, không chỉ với cầu thủ mà còn với khán giả".

So về nhiều mặt, mô hình phát triển bóng đá ngoài chuyên nghiệp như giải hạng ba, hạng nhì dễ làm hơn. Cầu thủ và ban huấn luyện nòng cốt là các cầu thủ U19 trở xuống và chỉ thi đấu thời gian ngắn.

Miền Tây có giai đoạn thành "vùng trắng" của bóng đá Việt Nam khi không có đội nào chơi chuyên nghiệp. Với sự phát triển của các trung tâm bóng đá lớn như PVF, các lò đào tạo như Hà Nội, Viettel, HAGL thì cầu thủ trẻ có nhiều lựa chọn để theo con đường bóng đá.

Những địa phương không có định hướng phát triển phải chấp nhận chơi ở những hạng đấu thấp hơn, ngoài chuyên nghiệp cho phù hợp.

Nỗi buồn đào tạo cầu thủ trẻ địa phươngNỗi buồn đào tạo cầu thủ trẻ địa phương

CLB Định Hướng Phú Nhuận đã giành 1 trong 4 vé thăng hạng nhì, sau khi dẫn đầu bảng B Giải hạng ba quốc gia 2023 kết thúc hôm 13-11 tại TP.HCM.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp