11/07/2024 19:44 GMT+7

Bốn thách thức lớn với dân số Việt Nam

Nhóm phụ nữ chưa kết hôn có sinh hoạt tình dục lên tới gần 41%, tình trạng mang thai ở người chưa thành niên còn cao, trong khi đó mức sinh thay thế có xu thế xuống thấp đặt ra nhiều thách thức cho dân số Việt Nam.

Ông Lê Thanh Dũng, cục trưởng Cục Dân số, phát biểu tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11-7 - Ảnh: NGUYỄN NHIÊN

Ông Lê Thanh Dũng, cục trưởng Cục Dân số, phát biểu tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11-7 - Ảnh: NGUYỄN NHIÊN

Đây là chia sẻ của ông Lê Thanh Dũng - cục trưởng Cục Dân số - trong lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11-7 diễn ra tại Hà Nội.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ: Ngày Dân số thế giới năm nay đã lựa chọn chủ đề "Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững" nhằm kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển tiếp tục quan tâm và đầu tư cho công tác dân số của Việt Nam...

Bà Lan nhận định thời gian qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác dân số như nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, tuổi thọ người dân tăng… 

Tuy nhiên hiện nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Còn Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng cũng cho hay công tác dân số đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là bốn vấn đề.

Thứ nhất là người dân có nhu cầu thực hiện kế hoạch hóa gia đình có xu hướng tăng. Trong thời gian gần đây, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng của nhóm phụ nữ hiện đang có chồng đã tăng gần 2 lần (từ 6,1% năm 2014 lên 10,2% năm 2021); đặc biệt nhóm phụ nữ chưa kết hôn có sinh hoạt tình dục lên tới 40,7%.

Thứ hai, tình trạng mang thai ở người chưa thành niên còn cao. Theo điều tra năm 2021, tỉ lệ phụ nữ 20 - 24 tuổi có con ở tuổi chưa thành niên cả nước ở mức 8,2%, trong đó khu vực Tây Nguyên là 16,6% và trung du miền núi phía Bắc là 19,9%.

Thứ ba là nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp. Từ năm 2020 đến nay, mức sinh tại một số tỉnh, thành phố phía Nam có xu thế xuống thấp. 

Điều này dẫn tới kéo mức sinh thay thế toàn quốc năm 2023 xuống còn 1,98 con/phụ nữ (để duy trì vững chắc mức sinh thay thế bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con). Mức sinh này dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. 

Cuối cùng là tốc độ già hóa dân số nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già. Dự báo đến năm 2038, nghĩa là chỉ còn 15 năm nữa, nước ta sẽ bước vào thời kỳ dân số già, tức là cứ 5 người dân thì có một người trên 60 tuổi.

"Chúng tôi đề xuất với các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, đối tác phát triển và các phái đoàn ngoại giao quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam liên quan đến các chính sách, kế hoạch liên quan đến già hóa dân số, mức sinh xuống thấp và thích ứng với già hóa dân số... Tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác phát triển dân số bền vững nói chung", ông Dũng nhấn mạnh.

Đề xuất vợ chồng tự quyết sinh bao nhiêu con phù hợp thực trạng dân sốĐề xuất vợ chồng tự quyết sinh bao nhiêu con phù hợp thực trạng dân số

Các chuyên gia về y tế cho rằng đề xuất của Bộ Y tế mới đây về việc các cặp vợ chồng tự quyết định sinh bao nhiêu con hoàn toàn phù hợp với thực trạng già hóa dân số hiện nay.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp