17/06/2017 13:26 GMT+7

Bolero: Những tranh cãi thừa về chuyện đã rồi

HOÀNG NGUYÊN
HOÀNG NGUYÊN

TTO - Hiếm có gameshow nào mà chung cuộc lại làm khán giả thỏa mãn 'trăm phần trăm'! Thần tượng bolero cũng thế, nhưng sự tranh cãi về ngôi vương của Helen Thủy có đáng, khi mà còn những điều lớn hơn khuôn khổ một gameshow?

Helen Thủy và HLV Đàm Vĩnh Hưng trình diễn ca khúc Ngẫu hứng bolero trong đêm chung kết Thần tượng bolero tối 15-6 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Helen Thủy và HLV Đàm Vĩnh Hưng trình diễn ca khúc Ngẫu hứng bolero trong đêm chung kết Thần tượng bolero tối 15-6 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

1. ại chương trình Thần tượng bolero (truyền hình trực tiếp trên VTV3) khiến nhiều người không phục, cho rằng cô không xứng đáng với danh hiệu quán quân, rằng chẳng qua cô là học trò của ca sĩ thích chơi nổi Đàm Vĩnh Hưng, rằng kết quả của cuộc chơi không công bằng và minh bạch... 

Trong khi đó, những người ủng hộ đương nhiên cho rằng kết quả hoàn toàn thuyết phục. ? Chất giọng của cô đạt bao nhiêu quãng 8? Cách lấy hơi, nhả chữ của cô có đạt chuẩn thanh nhạc?

Những điều đó không có nghĩa gì cả bởi như các tín đồ bolero vẫn nói, cái quan trọng nhất của “dòng nhạc” này là xúc cảm tự thân nơi nghệ sĩ và việc nghệ sĩ truyền cảm xúc của tác phẩm, của mình đến khán giả như thế nào.

Như cách nói của giới bình dân - chỉ cần ca sĩ hát nghe “vô” là được, kể cả khi đó là một giọng ca không theo trường lớp.

Nếu không thế, chỉ cần mời các giảng viên thanh nhạc lên sân khấu là xong.

Nói như Đàm Vĩnh Hưng - chẳng ai có thể thay đổi được chuyện đã rồi. Dù sao, những ý kiến trái chiều ấy ở Thần tượng bolero cũng chỉ trong phạm vi một chương trình - như bao nhiêu ý kiến trái chiều ở các chương trình khác.

Điều quan trọng lại không được bao nhiêu người nhắc đến: chúng ta đang tranh cãi trên một nền tảng sai và hàng loạt chương trình bolero trên sóng truyền hình hiện nay đều không giúp ích gì nhiều cho sự phát triển của nhạc Việt.

2. Không có dòng nhạc nào mang tên là bolero. Đó chỉ là một tiết điệu trong tương quan so sánh với những tiết điệu khác như: rumba, cha cha cha, bepop, boston...

Khi gom tất cả vào dưới cái tên bolero, ngoài việc bất công với những tiết điệu khác, chúng ta tự đặt các đánh giá của mình vào hệ quy chiếu sai.

Chẳng thế mà từng có chỉ trích nhắm vào nhạc sĩ Hồ Hoài Anh khi anh chấp nhận ca khúc Thành phố buồn trong một chương trình “không chấp nhận bolero”.

Ca khúc Thành phố buồn mang tiết điệu slow rock. Hồ Hoài Anh đâu có sai.

Gán cái tên bolero cho tất cả những ca khúc nhạc xưa, trước 1975, tại miền Nam - dù biết là sai - phải chăng là cách để các chương trình qua được cửa kiểm duyệt; nhất là trong bối cảnh mà Cục Nghệ thuật biểu diễn khiến các nhà tổ chức, nghệ sĩ đau đầu với quy trình cấp phép, xin - cho.

3. Một bộ phận khán giả kêu đòi bolero (theo cái nghĩa chung hiện đang được hiểu - dòng nhạc trữ tình trước 1975 tại miền Nam) phải tinh tuyền, phải tải được những cảm xúc một thời tạo sinh ra nó và không chấp nhận bất kỳ sự phá cách nào; trong khi bộ phận khác đòi làm mới bolero.

Thì nó cũng giống như bảo tồn và cách tân nhiều thứ khác - vẫn là những tranh cãi theo kiểu “tôi thích”, “tôi thấy vậy được” và cưỡng ép người khác theo cái lý của mình. Đời sống xã hội hôm nay đã khác.

Những người hát bolero hôm nay cũng trong tâm thế khác. Chẳng có bạn trẻ hiện đại nào mang “tâm tư giấu kín trang thư” như thời Trúc Phương viết Mưa nửa đêm.

Buộc họ phải mang cả một trời quá khứ trở về là điều bất khả và cũng vô lý như việc các thí sinh cố nắn nót giọng hát của mình cho giống những thần tượng một thời, để rồi hân hoan khi được gọi là “Bản sao của...”.

4. Cố gắng phục dựng một dòng nhạc (dù chỉ thuần túy để kinh doanh hay vì khán giả) cũng đều là chỉ dấu cho thấy nhạc Việt hiện đại không đủ sức chinh phục công chúng.

Những sáng tác mới của các cây viết trẻ như Tiên Tiên, Soobin Hoàng Sơn, Ái Phương... không chạm đến được lớp khán giả cứng tuổi, trong khi kiểu nhạc “sến sẩm” lại không chạm được vào những bạn trẻ ngày ngày nghe Quăng tao cái boong.

Kể cả khi bolero được mang trở về ở lớp áo mới lòe loẹt dưới ánh đèn màu, các nhạc sĩ hôm nay vẫn không chọn viết tác phẩm mới cho nó (hoặc cũng có thể là không có phức cảm thời đại để viết).

Cứ thế, nhạc Việt chơi vơi giữa dòng chảy của âm nhạc thế giới - mới không mới được, cũ chẳng ra cũ; chỉ là kiểu đắp đổi qua ngày, ai thích thì nghe. Phải chăng đó là điều chúng ta cần quan tâm, thay vì tiếp tục những tranh cãi thừa theo kiểu danh hiệu của ?

HOÀNG NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp