21/05/2023 16:10 GMT+7

Bộ Y tế hướng dẫn thủ tục để sớm nhập thuốc cứu bệnh nhân ngộ độc botulinum

Sau khi nhận được thông tin Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) hết thuốc giải độc, Bộ Y tế đã hướng dẫn các thủ tục để sớm nhập thuốc cứu bệnh nhân ngộ độc botulinum.

Bộ Y tế hướng dẫn thủ tục để sớm nhập thuốc cứu bệnh nhân ngộ độc botulinum - Ảnh 1.

Thuốc giải độc tố botulinum BAT đặc hiệu hiện không còn, bệnh nhân chỉ còn cách thở máy - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Chiều 21-5, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết ngay khi nhận được thông tin Bệnh viện Chợ Rẫy hết thuốc giải độc botulinum, cục này đã hướng dẫn các thủ tục để nhanh chóng nhập thuốc.

Nhanh chóng làm thủ tục nhập thuốc giải botulinum

Cũng theo Cục Quản lý dược, đây là loại thuốc rất hiếm. Do mỗi năm cả nước chỉ có vài ca bệnh nên các bệnh viện không dự trù đủ.

"Nguồn cung thuốc giải độc tố botulinum vẫn có, các bệnh viện sẽ liên hệ để đặt hàng. Cục cũng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong tình huống không mua được thuốc sẽ nhờ hỗ trợ từ WHO", đại diện Cục Quản lý dược thông tin.

Ngoài ra Cục Quản lý dược cũng đang xây dựng cơ chế dự trữ và chia sẻ thuốc hiếm để sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

Trước đó, ngày 16-5, hai lọ giải độc BAT cuối cùng đã được chuyển từ Quảng Nam về để cứu sống ba anh em ruột bị ngộ độc do ăn chả lụa từ người bán dạo, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).

Trong khi đó, ba bệnh nhân bị ngộ độc botulinum mới đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhân dân Gia Định phải hỗ trợ thở máy do không còn thuốc giải độc.

Chế biến thực phẩm ra sao để không ngộ độc botulinum

TS Lê Quốc Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - cho biết nguyên nhân gây ra ngộ độc botulinum là do vi khuẩn botulinum.

Loại vi khuẩn này sống trong môi trường yếm khí (môi trường không có không khí, nồng độ oxy rất thấp). Trong môi trường bình thường, vi khuẩn này không sống được do có lượng oxy cao.

Khi không sống được ở môi trường thường, vi khuẩn sẽ thích nghi bằng cách tạo ra các bào tử (vỏ bọc để ngủ đông), lúc này chúng không hoạt động và không chết.

"Vi khuẩn botulinum này có khắp nơi xung quanh chúng ta, nhiều nhất là ở các phần đất cát. Ngoài ra có những hoạt động của con người làm cho vi khuẩn này từ mặt đất được phát tán bay vào lơ lửng trong không khí.

Tuy nhiên khi đặt nó trong môi trường không có không khí thì nó sẽ tái hoạt trở lại. Việc tái hoạt trở lại sẽ phá vỏ bao bào tử để sản sinh ra chất độc gọi là chất độc botulinum", TS Hùng cho biết.

Theo TS Hùng, tất cả các thức ăn khi chế biến bằng đóng gói, đóng hộp đóng vào bao kín, không có oxy thì vi khuẩn có khả năng phát triển. Như vậy thì khả năng nhiễm độc tố botulinum luôn luôn rình rập.

Do đó dưới đây là các bước phòng chống ngộ độc botulinum khi chế biến thực phẩm tươi sống nên chú ý:

Giai đoạn đầu tiên: Khi mua đồ về nhà chế biến hoặc các nhà chế biến làm các loại thức ăn đóng chai lọ, thì ngay thời điểm đầu tiên phải làm trong môi trường sạch.

Chế biến ở khu vực lau chùi thường xuyên, vệ sinh thường xuyên để tránh bụi bẩn, đất cát bám vào, và có các vị trí chế biến thức ăn rất sạch sẽ, để tránh nhiễm vi khuẩn botulinum.

Giai đoạn thứ hai: Khi gói kín sẽ dẫn tới cung cấp môi trường yếm khí cho vi khuẩn phát triển, do vậy chúng ta không nên đóng kín nếu không có kỹ thuật tốt.

Các nhà sản xuất đóng gói do có chiếu tia khử khuẩn vào để cho thực phẩm an toàn.

Còn khi ở nhà điều đó được làm rất không an toàn. Biện pháp khác có thể phòng tránh là sử dụng độ chua hay độ mặn trên 5%, 5% gram muối/100 gram thức ăn. Ở môi trường mặn quá vi khuẩn không phát triển được.

Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn sử dụng thức ăn, phải xem hạn dùng. Đối với các nhà sản xuất có những hạn dùng đảm bảo khoảng thời gian đó không có vi khuẩn phát triển. Do vậy, đừng bao giờ ăn thứ gì quá hạn sử dụng.

"Nếu chúng ta thấy những thứ ấy phồng lên một cách biến dạng, không còn mùi vị tự nhiên thì chúng ta đừng ăn, mặc dù nó vẫn còn trong hạn sử dụng.

Còn nếu một số thức ăn khác chúng ta có thể sử dụng bằng chế biến nấu, nấu trong 100 độ trong vòng 10 đến 15 phút sẽ hạn chế được vấn đề hủy hoại được chất độc botulinum này, không đảm bảo 100% nhưng giảm rất nhiều vấn đề bị ngộ độc", TS Hùng cho hay.

Ăn chả lụa bán dạo, ba anh em ruột tại TP.HCM ngộ độc botulinumĂn chả lụa bán dạo, ba anh em ruột tại TP.HCM ngộ độc botulinum

Sau khi ăn chả lụa bán dạo không rõ nguồn gốc, ba anh em ruột tại TP.HCM đã bị ngộ độc botulinum.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp