|
Gia đình ông Phạm Xuân Tiến (Bố Trạch, Quảng Bình) phải làm chiếc cầu tre dài hơn 4m để lấy lối đi vào nhà từ khi khởi công quốc lộ 1 cách đây cả năm trời - Ảnh: Lam Giang |
Người dân mong Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng để mắt tới cách làm ăn cẩu thả, chậm chạp của các nhà thầu.
Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Cần Thơ với hàng chục dự án thành phần, khởi công từ đầu năm 2013 và dự kiến hoàn tất vào năm 2016, sẽ có 1.038km được mở rộng với bốn làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ.
Tổng vốn đầu tư lên đến 90.000 tỉ đồng, bằng đủ hình thức đầu tư. Dài nhất là đoạn đi qua miền Trung, chỉ riêng đoạn từ đầu tỉnh Quảng Bình đến cuối Thừa Thiên - Huế có 260km đang thi công mở rộng với gần 17.000 tỉ đồng vốn, hơn 10.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Những ngày này, nếu ngồi trên xe xuyên Bắc - Nam, bạn sẽ có cảm giác như đi mãi vẫn không ra khỏi đại công trường ngổn ngang hầm hố, xe máy ầm ào và bụi mù mịt.
Đoàn xe thi công với đủ loại, trong đó có không ít xe siêu tải, quá tải, cùng với đoàn xe hối hả lưu thông và đủ loại xe máy, xe đạp của người địa phương, kể cả người đi bộ... tất cả chen chúc nhau trên lòng đường hẹp còn lại. Hai bên đường là hố hào sâu hoắm. Tai nạn giao thông đã và sẽ còn xảy ra nữa. Khổ nhất là các hộ dân sống hai bên đường, không chỉ tiếng ồn, bụi mù mịt, mà việc đi lại và đặc biệt việc buôn bán, làm ăn của họ gần như bị ngưng trệ. Tình trạng này đã diễn ra từ hơn một năm nay (giữa năm 2013) và sẽ còn kéo dài ít nhất hai năm nữa (2016). Ngồi trên xe đi qua “đại công trường” này chỉ một ngày mà chúng tôi đã cảm thấy mệt mỏi rã rời, huống hồ người dân sống triền miên với nó hơn một năm qua.
Trò chuyện cùng chúng tôi, nhiều người dân đều nói rằng họ chấp nhận chia sẻ khó khăn để có được một quốc lộ rộng rãi. Nhưng như hiện tại, sự chậm trễ tiến độ cùng với cách thi công để bụi mù mịt và tiếng ồn, ngăn cách sinh hoạt và làm ăn của người dân cũng như tai nạn giao thông rình rập... đã tạo nên một nỗi khổ triền miên cho người dân. Nỗi khổ mà lẽ ra các chủ đầu tư cũng như các đơn vị thi công đều có thể hạn chế được. Vì vậy họ mới phải cầu cứu Bộ trưởng Đinh La Thăng, mong ông kiểm tra cách thi công của các nhà thầu trên đoạn đường này.
|
Tai nạn xảy ra khi ôtô bị lật bởi “sụp bẫy” vào ngày 29-7 tại đoạn quốc lộ 1 qua xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) |
|
Một khách hàng đến giao dịch tại Công ty Thiết bị điện Quảng Trị (xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) không tìm được lối vào, vì trước mặt công ty này bị một “giao thông hào” rộng hơn 2m ngăn với quốc lộ 1 |
|
Một người dân xã Ba Đồn, Quảng Bình: “Tui và bà con phải treo bảng này để kêu cứu vì họ thi công làm rung nhà, nứt nẻ hết” |
|
Đoạn đường thi công trên đỉnh đèo Lý Hòa, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình phải cắm bảng cảnh báo tai nạn |
|
Cô bé này phải trèo gần 2m từ dưới hố móng chênh vênh để lên nhà mình |
|
Ông Phạm Xuân Tiến ở Lý Hòa (xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình): “Đường vào nhà bị đào hào sâu, chỉ còn biết ngồi bó tay, chứ khách nào vào mua hàng?” |
|
Bà Đào Thị Nghĩa (thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) cho biết từ khi đơn vị thi công đào mương này thì không còn khách vào bơm lốp rửa xe nữa. Gia đình họ sẽ sống bằng gì đây? |
|
Cả nhà ông Phạm Xuân Tiến (ở Lý Hòa, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) phải bắc cầu tre gần 4m ra quốc lộ 1 mới mong có khách vào mua hàng |
|
Anh Trần Tân ở phường Phú Hải (TP Đồng Hới) phải dùng xe rùa chở đá xây dựng qua cầu tạm vào nhà |
|
Chú bé này phải “làm xiếc” trên thang khi đi mua thức ăn về |
|
Nhà nhà bắc cầu (đoạn qua xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) |
|
Tiệm làm đầu và trang điểm áo cưới của chị Hiền ở xã Đại Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình hơn hai tháng nay không có khách đến |
|
Học sinh Trường THCS Phú Hải (TP Đồng Hới) tan học về nhà |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận