30/03/2019 12:35 GMT+7

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đừng biến sinh viên thành... robot

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Nhấn mạnh vai trò của thực hành trong đào tạo, nhất là với ngành ICT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng trong khi sinh viên ngành này có thể biến robot thành con người thì ngược lại, các trường đừng biến sinh viên thành... robot.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đừng biến sinh viên thành... robot - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trao đổi bên lề tọa đàm - Ảnh: NGỌC HÀ

Tọa đàm "Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp" được tổ chức ngày 30-3 tại Hà Nội có sự xuất hiện đồng thời và phát biểu của người đứng đầu hai ngành liên quan: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Doanh nghiệp và nhà trường: Gần hay xa? Hợp tác hay đổ lỗi?

Là người phát biểu đầu tiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của đào tạo gắn với doanh nghiệp, đào tạo gắn với thực hành, nhất là đối với ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Theo thống kê, từ hơn 50 cơ sở giáo dục đại học đào tạo ICT, mỗi năm có 50.000 sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường. Số lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn từ doanh nghiệp, chưa kể trong số đó, không ít người chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc. 

Nhiều chuyên gia cũng nhận định các chương trình đào tạo trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao.

"Điều này đặt ra câu hỏi: như vậy các trường đã đào tạo ra sao? Doanh nghiệp đã đồng hành với quá trình đào tạo tại trường thế nào?" - ông Nhạ đặt vấn đề.

Theo ông Nhạ, doanh nghiệp không nên chỉ hỗ trợ bằng cách "cho" học bổng hay tạo cơ hội thực tập như vẫn làm lâu nay mà cần quan tâm vào việc đồng hành với các trường đại học, cùng thiết kế chương trình đào tạo đạt chuẩn, thích ứng yêu cầu nhân lực của chính doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo cần phải thiết kế từ nhu cầu thị trường. Nhà trường phải tiếp cận thị trường với tinh thần phục vụ, chứ không nên quá chú trọng vào các kiến thức hàn lâm.

Cần tăng cường đưa sinh viên đi thực tập, nhúng mình vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin, như trường y với bệnh viên.

"Công nghệ thông tin là ngành đặc thù. Nhưng đào tạo thế nào để đừng biến sinh viên thành , trong khi sinh viên công nghệ thông tin có thể biến robot thành con người. Giáo dục làm con người hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn, chứ không phải biến con người thành robot" - ông Nhạ nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

"Đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp. Nhưng nhà trường đã hiểu doanh nghiệp, đã bám theo doanh nghiệp để thiết kế sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình thì doanh nghiệp đã tham gia cùng với nhà trường để thiết kế sản phẩm chưa? Hay hai đối tượng này vẫn rất xa nhau và đổ lỗi cho nhau? Đã đến lúc tuy 2 mà 1 chưa?" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ trăn trở và xem đây là những câu hỏi tọa đàm cần thảo luận và giải đáp.

Theo ông Hùng, cần có các tổ chức độc lập đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đại học, đánh giá tỉ lệ có việc làm của sinh viên ra trường, đánh giá mức lương qua các năm của sinh viên các trường, xếp hạng các trường. Đây là thông tin tốt cho thị trường và cũng là động lực để thúc đẩy các trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đừng biến sinh viên thành... robot - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tham quan các gian hàng triển lãm - Ảnh: TRẦN NGUYỆT

Đào tạo chưa đáp ứng được cả số lượng, chất lượng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ICT đã trở thành một ngành kinh tế lớn dựa trên tri thức và công nghệ với quy mô 100 tỉ USD, giá trị xuất khẩu khoảng 93 tỉ USD, xuất siêu trên 25 tỉ USD và có xấp xỉ 1 triệu lao động.

Tuy nhiên, tại hội thảo, các diễn giả cùng chung nhận định đào tạo nhân lực ngành ICT hiện không đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường, cả về mặt số lượng và chất lượng.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nêu dẫn chứng trong 4 năm, tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp phần mềm lên đến hơn 120%, nhu cầu nhân lực tăng gần 50%/năm, nhưng nguồn cung nhân lực ICT chỉ tăng 8%/năm.

Về chất lượng đào tạo, số liệu từ Viện Chiến lược thông tin và truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông có tính cảnh báo cao: có đến 72% nhân lực qua đào tạo nhưng vẫn thiếu kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm…

25 trường đại học và doanh nghiệp cùng tham gia triển lãm

Song song với tọa đàm, triển lãm cùng tên với sự tham gia của 15 trường đại học và 10 doanh nghiệp ICT lớn cũng diễn ra trong cả ngày 30-3.

Tại đây, doanh nghiệp trực tiếp giới thiệu với học sinh, sinh viên về công nghệ, sản phẩm, tiềm năng và nhu cầu tuyển dụng.

Đồng thời, các trường cũng giới thiệu với nhà tuyển dụng, với người học về năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động…

Thu hút sinh viên bằng campus tour kiểu Mỹ

TTO - Ở Mỹ, nhiều người đùa rằng sẽ có rất nhiều nơi trở thành 'thành phố ma' nếu bỗng dưng trường đại học ở đó... biến mất.

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp