24/07/2006 00:01 GMT+7

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Sẽ đi dự giờ đột xuất ở các trường phổ thông

Bài, ảnh: THANH HÀ
Bài, ảnh: THANH HÀ

TTO - “Bệnh thành tích, gian lận trong thi cử, học chưa gắn với hành, học quá tải và đổi mới chương trình, sách giáo khoa là năm chủ đề được dư luận xã hội, cán bộ giáo viên và các bậc phụ huynh tập trung quan tâm và góp ý nhiều nhất, thể hiện qua những ý kiến, thư từ, email đã gửi về cho tôi kể từ khi nhậm chức bộ trưởng Bộ GD-ĐT đến nay”.

* Sẽ ban hành quy định mới về dạy thêm - học thêm

fMyJjpJu.jpgPhóng to
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân - Ảnh: Thanh Hà

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết như vậy tại cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố và Sở GD-ĐT Hà Nội sáng nay 23-7-2006.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá “Hà Nội là một mô hình để các địa phương khác có thể học tập ở nhiều mặt: đi trước trong việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đổi mới phương thức thi cử (sử dụng thi trắc nghiệm, xây dựng ngân hàng đề thi, đổi mới cách ra đề thi…), xã hội hóa giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…

Đặc biệt về chất lượng giáo dục, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước với những kết quả cụ thể: tỉ lệ HS trúng tuyển ĐH, CĐ dẫn đầu cả nước, điểm bình quân của HS Hà Nội trong kỳ thi tuyển sinh cũng cao nhất toàn quốc, trung bình cứ 100 HS Hà Nội dự thi tuyển sinh có 33 em đạt 15 điểm/ba môn trở lên, vượt xa các địa phương khác…

Qua tìm hiểu, nắm tình hình của giáo dục Thủ đô, bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Hà Nội cũng là một mô hình tốt về việc chống bệnh thành tích, giữ kỷ cương trong thi cử, đánh giá dù theo Sở GD-ĐT tự đánh giá, ở cấp trường cũng còn có những biểu hiện, hiện tượng lệch lạc về thành tích.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cam kết sẽ cùng lãnh đạo thành phố, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp thực hiện thí điểm ba cơ chế quản lý mới, bao gồm: quản lý các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài và hoạt động du học, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng khoa học giữa các trường ĐH trên địa bàn với Hà Nội và thí điểm Bộ và thành phố cùng phối hợp quản lý SV ngoại trú.

Bộ trưởng khẳng định: cán bộ, giáo viên Hà Nội cũng như cả nước có thể kiến nghị bất cứ nội dung gì có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng giáo dục, nhân rộng những mô hình, cá nhân, việc làm tốt, tạo sự chuyển biến trong chất lượng và nền nếp dạy và học.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khuyến khích và mong muốn các thầy cô “đặt hàng” để Bộ có thể rút kinh nghiệm, nghiên cứu làm tốt hơn công tác quản lý, có những chính sách phù hợp với thực tế, không để xảy ra tình trạng do cơ chế, qui định không sát thực tế, cứng nhắc mà làm hạn chế nguồn lực và sự năng động của của cơ sở, khả năng sáng tạo của giáo viên…

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết ông có kế hoạch sẽ trực tiếp đi dự giờ đột xuất không báo trước để tìm hiểu thực tế hoạt động dạy và học ở bậc phổ thông, trước hết là ở các trường phổ thông của Hà Nội.

Cũng tại cuộc làm việc tại Hà Nội sáng 23-7, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết trong tháng tám, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành một quy định mới về dạy thêm - học thêm (DT-HT). Trong đó, Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra những phương án, quy định quản lý mới đối với hoạt động DT-HT theo hướng phân tách rõ ràng mặt tích cực và tiêu cực, tăng cường quản lý theo cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, vùng miền, đối tượng khác nhau.

Một mặt kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với những hiện tượng DT-HT mang tính chất ép buộc, có tiêu cực nhưng không tuyệt đối cấm đoán đối với những hoạt động DT-HT có lợi cho xã hội, người học và người dạy, xuất phát từ nhu cầu chính đáng của xã hội, HS và phụ huynh.

Bộ trưởng cũng cho biết: Hà Nội và TP.HCM sẽ là hai địa phương đầu tên trong cả nước được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ thực hiện thí điểm quy định mới về DT-HT này.

Bài, ảnh: THANH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp