25/10/2023 12:39 GMT+7

Bộ trưởng Công an giải thích 'sử dụng thẻ căn cước gắn chip có bị theo dõi hay không'?

Sáng 25-10, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Căn cước (sửa đổi) với nhiều ý kiến liên quan đến việc sửa đổi tên gọi và nguy cơ lộ, lọt thông tin khi thẻ căn cước có gắn chip và mã QR.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) băn khoăn việc phải cấp đổi khi thay đổi đơn vị hành chính - Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) băn khoăn việc phải cấp đổi khi thay đổi đơn vị hành chính - Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) bày tỏ băn khoăn bấm nút thông qua dự án luật khi các nội dung giải trình chưa thỏa đáng. Cụ thể, như với trường hợp cần cấp đổi thẻ căn cước, cần bỏ quy định đối với trường hợp cấp đổi khi cơ quan nhà nước điều chỉnh đơn vị hành chính.

Đại biểu "than" 2 tháng đổi thẻ chưa nhận về

Bởi theo đại biểu, số lượng đơn vị cấp phường, xã phải sắp xếp thời gian tới là rất lớn. Vì vậy, số lượng căn cước cấp đổi sẽ rất lớn, tạo gánh nặng chi phí và gia tăng áp lực không nhỏ cho các cơ quan chức năng, gây chậm trễ, phiền hà cho người dân.

Đề xuất đổi số thẻ căn cước công dân thành số định danh cá nhân, bỏ vân tay, quê quán

Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận căn cước, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng cần để cho công an cấp tỉnh thực hiện, tạo sự thuận tiện cho người dân. Đại biểu dẫn chứng vừa đi đổi thẻ căn cước công dân nhưng suốt 2 tháng nay không nhận được, trong khi theo quy trình trả thẻ chỉ 7 ngày.

"Nhiều người dân than rằng cấp lại thẻ căn cước, ba tháng trời không có thẻ. Vì vậy cần cân nhắc việc Bộ Công an cấp thẻ, mà nên để công an tỉnh cấp như chứng minh nhân dân trước đây để thuận tiện" - đại biểu Hòa nói.

Đại biểu Lê Bá Mạc (Lạng Sơn) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc đưa thông tin thu thập sinh trắc học, mống mắt vào thẻ căn cước là theo hướng bắt buộc. Nội dung này chỉ nên thu thập thông tin trên cơ sở tự nguyện.

"Hiện nay nhiều địa phương có trang thiết bị thu thập thông tin này chưa đảm bảo, việc thu thập chưa thực sự cần thiết. Trong khi đó, hiện có hơn 80 triệu thẻ căn cước công dân được cấp, phần lớn là chưa bao gồm thông tin sinh trắc học, mống mắt" - đại biểu Mạc nói.

Tranh luận việc này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Minh Đức (đoàn TP.HCM) cho biết thông tin thu thập bắt buộc về mống mắt là xuất phát từ thực tiễn. Bởi hiện có nhiều người có nhu cầu làm đẹp nên việc nhận dạng khuôn mặt khó khăn.

Trong khi đó, mống mắt là nhận dạng phổ biến do không thể chỉnh sửa, nên việc thu nhập thông tin này nhằm phục vụ tốt cho quản lý của người dân. 

Về việc cấp đổi căn cước khi thay đổi đơn vị hành chính, ông Đức cho rằng cũng rất cần thiết để không gây nên sự rắc rối cho chính người dân khi làm các thủ tục hành chính sau này.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN

Cân nhắc đưa mã QR trong thẻ căn cước

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Huỳnh Thị Phúc đồng ý sử dụng thẻ căn cước gắn chip để tích hợp thông tin, tạo sự thuận tiện trong quản lý và sử dụng giấy tờ, dữ liệu, nhằm bảo mật an toàn thông tin. 

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh truy cập, quản lý thông tin và tuyên truyền để sử dụng căn cước đạt hiệu quả.

Về sử dụng mã QR, đại biểu Phúc kiến nghị việc không nên tích hợp QR trên thẻ căn cước. Lý do là hiện những vụ việc lộ lọt thông tin cá nhân diễn ra ngày càng nhiều, trong khi tội phạm công nghệ cao rất tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt thông tin.

Về cấp thẻ căn cước với người dưới 14 tuổi theo yêu cầu, đại biểu cho rằng chắc chắn sẽ có lãng phí. Bởi trẻ em đã được cấp giấy khai sinh, có mã số định danh cá nhân, do đó cần rà soát độ tuổi cấp thẻ căn cước, trình tự và thủ tục cấp thẻ cho phù hợp.

Đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) cũng băn khoăn về vấn đề này khi cho rằng có thể xảy ra tình trạng lộ, lọt thông tin cá nhân. Cầm chiếc thẻ trên tay, đại biểu Kim đề nghị ban soạn thảo cân nhắc kỹ lưỡng việc đưa mã QR để bảo mật thông tin.

Giải trình tiếp thu ý kiến lo ngại việc sử dụng thẻ chip và mã QR có bị theo dõi không, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định là không theo dõi và không thể theo dõi.

"Bộ Công an hay bất cứ cơ quan nào không theo dõi và không thể theo dõi, chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh cho công dân sử dụng thẻ căn cước" - bộ trưởng khẳng định.

Thông tin mới nhất về sửa Luật Căn cước công dânThông tin mới nhất về sửa Luật Căn cước công dân

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, đến thời điểm hiện tại đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp