08/11/2019 08:03 GMT+7

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 'Tôi không tự nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ'

LÊ KIÊN - TIẾN LONG
LÊ KIÊN - TIẾN LONG

TTO - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết từ khi làm lãnh đạo là chủ tịch, bí thư tỉnh ủy, trong các bản tự kiểm điểm ông chưa bao giờ nhận mức "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", nhưng lại bị cấp dưới "nhắc nhở".

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Tôi không tự nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn - Ảnh: TTXVN

Ngày 7-11, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, chính Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng bức xúc trước con số chỉ 0,63% công chức không hoàn thành nhiệm vụ.

"Đánh giá kiểu gì mà không tìm được một người để tinh giản?"

"Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, cả nước chỉ có 0,63% công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đề nghị bộ trưởng cho biết con số 0,63% nêu trên có phản ánh đúng tình hình thực tế thực thi công vụ của công chức hay không?" - đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) chất vấn.

Trả lời, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết qua tổng hợp hơn 40 tỉnh và các bộ, ngành báo cáo, có đến hơn 67% công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, có hơn 27% hoàn thành xuất sắc, còn lại là hoàn thành nhiệm vụ nhưng có mặt hạn chế và có 0,63% không hoàn thành nhiệm vụ.

"Với tư cách bộ trưởng Bộ Nội vụ, tôi đánh giá tỉ lệ này là chưa chính xác, trong đó có nguyên nhân các đơn vị, địa phương xây dựng tiêu chí đánh giá công chức chưa cụ thể, còn chung chung, nặng về cảm nhận, còn nể nang nhau" - Bộ trưởng Tân thừa nhận.

Ông cũng cho biết: "Hơn 10 năm làm cán bộ từ cấp tỉnh trở lên, bản tự kiểm tôi chưa bao giờ tự đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". Tuy vậy, bộ trưởng cũng tiết lộ rằng khi tự đánh giá như vậy thì cấp dưới lại "nhắc nhở" là nếu thủ trưởng không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cấp dưới, đơn vị cũng không hoàn thành xuất sắc.

Từ thực tế này, người đứng đầu ngành nội vụ bày tỏ quan điểm tới đây phải xây dựng nghị định về đánh giá cán bộ, công chức, trong đó phải có đánh giá ngang, đánh giá dọc, đánh giá đa chiều... "Các đơn vị, địa phương cần phải suy nghĩ, thực hiện cho nghiêm túc. Đánh giá cán bộ kiểu gì mà không tìm ra người để giảm biên chế. Trong khi dư luận xã hội người ta nói chỉ có 30% cán bộ, công chức làm tốt công việc thôi" - ông Tân nói.

"Nhiều lỗ nhỏ sẽ thành lỗ lớn"

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nêu tình trạng cán bộ, công chức tham nhũng vặt, gây khó dễ và sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp còn diễn ra ở nhiều nơi, chậm được khắc phục, gây bức xúc trong cử tri và xã hội.

"Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ chế tài xử lý quy định trong Luật cán bộ, công chức chưa đủ mạnh, còn rườm rà về thủ tục. Xin bộ trưởng cho biết trong sửa đổi Luật cán bộ, công chức lần này, bộ trưởng có đề xuất gì mạnh tay hơn, mới hơn để khắc phục các tình trạng nói trên?" - ông Cầu chất vấn.

"Tham nhũng vặt ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Cái nhũng nhiễu này tuy nhỏ, nhưng nhiều lỗ nhỏ thì sẽ thành một lỗ lớn, rất nguy hiểm". - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đáp. Ông khẳng định chủ trương của Chính phủ là chỉ đạo quyết liệt để phòng chống tham nhũng, trong đó có nạn tham nhũng vặt.

Bấm nút tranh luận, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nêu lại ý ông hỏi là một bộ phận cán bộ, công chức nhũng nhiễu nhưng không bị đưa ra khỏi bộ máy, công tác xử lý thiếu hiệu quả. "Vậy trong sửa đổi luật lần này, bộ trưởng có giải pháp gì hay không?" - ông Cầu nhấn mạnh. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân "ghi nhận ý kiến của đại biểu Cầu để sắp tới sẽ đưa ra những cơ chế ngăn chặn tham nhũng vặt".

Phát biểu trước Quốc hội vào cuối phiên chất vấn, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại bộ máy là vấn đề động chạm đến con người nên rất phức tạp, có những tồn tại do lịch sử để lại. Do đó, Chính phủ chỉ đạo "làm thận trọng, từng bước, đảm bảo hợp tình hợp lý và cá biệt có những trường hợp phải hợp đạo lý".

Nguy cơ thiếu điện đang hiện hữu

Trước tình trạng hàng loạt dự án điện chậm tiến độ như Long Phú, Thái Bình 2, Bạc Liêu..., nhiều đại biểu Quốc hội "truy" Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về trách nhiệm đối với nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới. Trả lời thêm các vấn đề mà đại biểu quan tâm, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận nếu không có giải pháp hữu hiệu thì nguy cơ thiếu điện là hiện hữu.

mực nước tại cửa nhận nước nhà máy thủy điện buôn tua srah giảm thấp

Mực nước tại cửa nhận nước nhà máy thủy điện Buôn tua srah giảm thấp - Ảnh: TTO

Phó thủ tướng chỉ ra những khó khăn như cơ cấu nguồn điện thay đổi nhanh so với quy hoạch; nhu cầu vốn đầu tư lớn, mỗi năm cần tới 3 tỉ USD cho lưới điện và 9 tỉ USD cho nguồn điện; đầu tư nguồn và truyền tải điện còn mất cân đối, hạn chế giải tỏa công suất; nguyên liệu cho các nhà máy điện than, khí khó khăn...

Phó thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện. Trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho những dự án trọng điểm như nhiệt điện Thái Bình 2, đẩy nhanh các dự án đã xong thủ tục đầu tư như nhiệt điện Quảng Trạch, Nhơn Trạch, Vân Sơn..., yêu cầu Bộ Công thương bổ sung hoàn thiện báo cáo dự án điện Bạc Liêu.

Với vấn đề truyền tải điện, Phó thủ tướng khẳng định không độc quyền đầu tư mà chỉ độc quyền quản lý, và không áp dụng một cách máy móc quy định này.

Phó thủ tướng: Nguy cơ thiếu điện đang hiện hữu Phó thủ tướng: Nguy cơ thiếu điện đang hiện hữu

TTO - Trước tình trạng hàng loạt dự án điện chậm tiến độ như Long Phú, Thái Bình 2, Bạc Liêu…, nhiều đại biểu Quốc hội truy tư lệnh ngành công thương về trách nhiệm đối với nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới.

LÊ KIÊN - TIẾN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp