Theo đó, vaccine phòng bệnh viêm não Nhật bản B, vaccine sởi-rubella, vaccine bại liệt uống 2 týp (bOPV) sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 6.
Còn vaccine bại liệt tiêm (IPV) sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2017 và vaccine phòng chống tiêu chảy do virus Rota sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2018.
Cục Y tế dự phòng cho biết, việc đưa thêm các vaccine nói trên vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng nhằm mục đích để người dân ngày càng được tiếp cận với nhiều vaccine tiêm chủng, vì chỉ có tiêm vaccine mới bảo đảm phòng bệnh một cách bền vững và có thể loại trừ, hoặc thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa vaccine mới vào sử dụng như vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, vaccine phòng bệnh cúm A/H5N1, cùng với gần 30 loại vaccine đã được sử dụng tại Việt Nam dưới hình thức tiêm dịch vụ.
Thời gian qua, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp có nguy cơ quay trở lại và bùng phát thành dịch, trong đó có các bệnh truyền nhiễm có vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều chiến dịch tiêm chủng như: chiến dịch tiêm vaccine viêm não Nhật bản B, uống vaccine phòng bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt chiến dịch tiêm vaccine sởi và rubella cho gần 20 triệu trẻ em từ 1-14 tuổi và gần đây là đối tượng 16-17 tuổi.
Nhờ tổ chức tiêm chủng thường xuyên và các chiến dịch tiêm chủng nói trên, tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng được duy trì ở mức cao, khống chế không để dịch bệnh bùng phát, xoá các vùng “lõm” về tiêm chủng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận