20/11/2024 09:11 GMT+7

Bộ Quốc phòng Mỹ: Không có dấu hiệu cho thấy Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Bộ Quốc phòng Mỹ: Không có dấu hiệu cho thấy Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars của Nga (có khả năng mang đầu đạn hạt nhân) trong lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại quảng trường Đỏ ở Matxcơva, Nga, ngày 24-6-2020 - Ảnh: REUTERS

Tại cuộc họp báo ngày 19-11, phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh nhận được câu hỏi của phóng viên về vụ Nga cập nhật học thuyết hạt nhân.

"Chúng tôi không ngạc nhiên trước việc Nga cập nhật học thuyết hạt nhân của họ. Đó là thứ mà họ đã báo hiệu rằng họ có ý định cập nhật trong vài tuần qua" - bà Sabrina Singh nói, theo trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Bà nói thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này, nhưng chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào chỉ ra Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Và chúng tôi không thấy rằng bất kỳ thay đổi nào cần được thực hiện đối với vị thế hạt nhân của riêng chúng tôi".

Trong khi đó, nhà ngoại giao hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell lên án động thái của Nga, theo Hãng tin Anadolu.

"Nói về răn đe hạt nhân, đó là điều mà chúng tôi cực lực phản đối. Chúng tôi lên án bất kỳ sự ám chỉ nào đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân" - ông phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên EU tại Brussels vào ngày 19-11.

Theo ông Borrell, EU coi bất kỳ lời kêu gọi nào về việc tiến hành chiến tranh hạt nhân đều "vô trách nhiệm".

Hôm 19-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi của nước này có tên "Nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân".

Tài liệu nêu rõ Nga giờ đây sẽ coi bất kỳ cuộc tấn công nào của một quốc gia phi hạt nhân được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân đều là một cuộc tấn công chung.

Matxcơva cũng có quyền cân nhắc phản ứng hạt nhân đối với một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường đe dọa chủ quyền của mình, một vụ triển khai máy bay hoặc phóng tên lửa và máy bay không người lái của đối phương trên diện rộng nhằm vào lãnh thổ Nga, một cuộc tấn công vào đồng minh của Nga là Belarus… 

Quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân phải do chính tổng thống Nga đưa ra.

Động thái của Nga diễn ra giữa lúc xung đột Nga - Ukraine cán mốc 1.000 ngày và sau khi rộ tin chính quyền Tổng thống Joe Biden "bật đèn xanh" cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Mỹ, EU lên tiếng vụ Nga cập nhật học thuyết hạt nhân - Ảnh 1.Nga giải thích tại sao hôm nay phê duyệt học thuyết hạt nhân mới

Câu hỏi đặt ra là tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin lại ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi và công bố vào lúc này?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp