14/04/2025 10:31 GMT+7

Bộ Nội vụ đề xuất nguyên tắc đặt tên tỉnh, xã sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất tên đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập được đặt theo tên của một trong các đơn vị trước sắp xếp phù hợp định hướng được cấp thẩm quyền phê duyệt.

sáp nhập - Ảnh 1.

Một góc của thành phố Hưng Yên hiện nay - Ảnh: NAM TRẦN

Theo chương trình phiên họp, chiều nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế nghị quyết số 35/2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030).

Trước đó, Bộ Nội vụ (cơ quan được giao chủ trì soạn thảo) đã trình dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính 2025.

Đề xuất trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính

Theo dự thảo nghị quyết này quy định về việc sắp xếp các tỉnh, thành phố (cấp tỉnh) và sắp xếp xã, phường, thị trấn (cấp xã) trong năm 2025 theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Sắp xếp đơn vị cấp tỉnh là việc nhập tỉnh với tỉnh để hình thành tỉnh mới hoặc nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương để hình thành thành phố trực thuộc trung ương mới theo định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc này để giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã để giảm số lượng theo tỉ lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm quy mô phù hợp, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp là xã.

Dự thảo cũng đề xuất các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính là đơn vị có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Về định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp, dự thảo nêu rõ đơn vị cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính tương ứng theo quy định tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Trường hợp sắp xếp tỉnh đã được định hướng thành thành phố trực thuộc trung ương thì tỉnh hình thành sau sắp xếp cần cơ bản đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương.

Tên gọi cấp tỉnh, xã sau sáp nhập sẽ đặt thế nào?

Đáng chú ý, tại dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất nội dung liên quan tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp.

Theo đó, tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự thảo cũng quy định việc đặt tên, đổi tên của đơn vị cấp xã hình thành sau sắp xếp.

Cụ thể, tên của đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và được nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.

Khuyến khích đặt tên của đơn vị cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Tên của đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dự kiến hình thành theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

So với dự thảo trước đó, nội dung này ở dự thảo mới nhất đã có điều chỉnh ngắn gọn hơn.

Bộ Nội vụ đề xuất nguyên tắc đặt tên tỉnh, xã sau sáp nhập - Ảnh 3.Dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Theo phương án được Trung ương Đảng thông qua, có 11 đơn vị cấp tỉnh được đề xuất giữ nguyên, dự kiến sáp nhập, hợp nhất 52 đơn vị cấp tỉnh để thành lập 23 đơn vị cấp tỉnh mới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp