Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Ảnh: NHẬT ĐĂNG
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 25-7, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hôm 25-7, nhận câu hỏi của phóng viên về vị trí và những biện pháp của Việt Nam sắp tới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói:
"Chúng tôi đã đề cập trong các phát biểu trước đây về việc này. Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, như đã khẳng định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao tiếp, ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai những biện pháp phù hợp, đúng pháp luật".
"Duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an toàn hàng không, hàng hải, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia theo UNCLOS, là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế", bà Thu Hằng tái khẳng định lập trường của Việt Nam.
Trước đó, trong tuyên bố hôm 19-7, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã xác nhận việc và thềm lục địa phía nam Việt Nam. Bà Thu Hằng nói: "Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam . Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên".
Trao đổi với Tuổi Trẻ suốt thời gian qua, các chuyên gia, học giả quốc tế cũng đều khẳng định các hành động của Trung Quốc gần đây đã vi phạm rõ ràng chủ quyền của Việt Nam.
Tiến sĩ Zach Abuza, giáo sư tại Học viện Chiến tranh quốc gia Mỹ (National War College, Washington), nói với Tuổi Trẻ: "Theo (UNCLOS) mà Trung Quốc vốn cũng là thành viên, Việt Nam được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ), cũng như các quyền trong thềm lục địa.
Việc khảo sát của Trung Quốc hay bất kỳ hoạt động khoan thăm dò nào, như Hải Dương 981 năm 2014, cũng là một sự vi phạm rõ ràng tới chủ quyền của Việt Nam".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận