Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hội nhập là động lực để cải cách kinh tế ( ảnh V.DŨNG)
Thông điệp trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017 với chủ đề "Tăng cường động lực cho giai đoạn phát triển mới", được tổ chức 20-12 tại Hà Nội.
Đã tốt, nhưng cần tốt hơn
Thủ tướng cho rằng Chính phủ coi hội nhập, hợp tác kinh tế là động lực để cải cách kinh tế và việc chủ động hội nhập đã đạt được kết quả khả quan.
Cụ thể, theo Thủ tướng, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 sẽ đạt khoảng 420 tỉ USD, đồng thời thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lũy kế đến nay có 24.000 dự án với giá trị đầu tư hơn 230 tỉ USD.
Đặc biệt, trong năm 2017, Thủ tướng cho biết vốn giải ngân chiếm đến 50% trong sô vốn đăng ký đầu tư 36 itr USD, bên cạnh 13-14 triệu khách, đóng vai trò tốt trong phát triển đất nước.
Đặc biệt, với nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) hàng hóa Việt Nam càng có thêm nhiều thị trường mới, trong đó lần đầu tiên xuất khẩu rau củ quả đã vượt gạo và dầu thô.
Dù vậy, Thủ tướng cũng cho rằng vẫn còn đó những bất cập khiến cho các cơ hội bị bỏ lỡ như cạnh tranh vẫn chưa theo kịp hội nhập, kết nội giữa khối doanh nghiệp trong nước với FDI chưa tốt bên cạnh sự trì trệ của bộ máy...
Người đứng đầu Chính phủ cho biết Việt Nam coi hợp tác kinh tế quốc tế là động lực để cải cách kinh tế, vì thế sẽ tập trung cải cách bên trong, tổ chức lại sản xuất từ việc bảo đảm an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu...
Thủ tướng nhấn mạnh doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt trong đó khối tư nhân đóng vai trò quan trọng, và cam kết sẽ tạo điều kiện để khu vực này tự do phát triển.
"Chính phủ luôn đồng hành và lắng nghe ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về các vấn đề chính sách để cùng tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo trong cuộc cách mạng 4.0 đang đặt ra rất lớn, nếu chúng ta không quan tâm thì không thành công", Thủ tướng nói.
Chúng ta được hưởng lợi gì từ hội nhập?
Trình bày tại diễn đàn, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng đầu tư nước ngoài là quan trọng, nhưng đóng góp như thế nào cho nền kinh tế còn quan trọng hơn.
Tiến sĩ Tự Anh, một trong các thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, đặt vấn đề rằng Việt Nam gần như tham gia vào tất cả làn sóng của nền kinh tế, những cũng cần nhìn lại để xem "chúng ta được lợi gì"?
Chẳng hạn, ông lấy ví dụ nghiên cứu về ngành điện tử của Việt Nam, trọng điểm là 2 công ty Samsung và Intel.
"Điều mà chúng tôi phát hiện ra một cách nhất quán là chuỗi giá trị của nhà máy Intel và Samsung, các doanh nghiệp Việt Nam về cơ bản không có trong danh sách các nhà cung ứng cấp 1 và 2 của 2 doanh nghiệp này. Như ở Samsung Thái nguyên, đến giờ lĩnh vực xử lý chất thải và cung cấp suất ăn cũng do doanh nghiệp Hàn Quốc cung ứng." ông Vũ Thành Tự Anh nói.
Theo vị chuyên gia này, Việt Nam là quốc gia thành công và hưởng lợi nhiều từ hội nhập khi 70% giá trị xuất nhập khẩu là từ các doanh nghiệp ngoại.
Tuy nhiên, ông Vũ Thành Tự Anh, cho rằng dù "hội nhập quan trọng nhưng phương thức hội nhập còn quan trọng hơn".
Nói cách khác, theo ông Tự Anh, hội nhập "đừng là điểm trung gian để các doanh nghiệp FDI xuất khẩu mà cần đi đôi với năng lực sản xuất, nâng cao mức sống của người dân".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận