22/11/2018 10:46 GMT+7

Bộ lạc bắn 'mưa tên' vào du khách Mỹ có ăn thịt người không?

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Săn bắn và hái lượm, có thổ ngữ riêng, dính lời đồn ăn thịt người, từng tiếp xúc với người Anh vào thế kỷ 19… là những điều rất lạ về bộ lạc Sentinel sống giữa Ấn Độ Dương mênh mông.

Bộ lạc bắn mưa tên vào du khách Mỹ có ăn thịt người không? - Ảnh 1.

Đảo Bắc Sentinel nhìn từ trên cao - Ảnh: AP

Trường hợp John Allen Chau, một người Mỹ 27 tuổi, mới đây thiệt mạng do trúng tên của thổ dân Ấn Độ đã gióng hồi chuông cảnh báo về việc khám phá không vượt quá giới hạn cho phép.

Bộ lạc bắn mưa tên vào du khách Mỹ có ăn thịt người không? - Ảnh 2.

Công dân Mỹ John Allen Chau - Ảnh: NBC NEWS/FACEBOOK

Truyền thông quốc tế ngày 21-11 đồng loạt đăng tải vụ giết người này. Dependra Pathak, cảnh sát trưởng khu vực quần đảo Andaman và Nicobar, cho biết Chau là một người truyền giáo và từng đến quần đảo Andaman vài lần.

Tuy nhiên, không rõ mục đích tiếp cận trên đảo Bắc Sentinel lần này có phải là truyền giáo hay không.

Vậy hòn đảo này và những chủ nhân của đảo có gì đặc biệt mà khiến Chau phải đến cho bằng được?

Bộ lạc có bao nhiêu thành viên?

Một số hãng tin quốc tế cho biết số thành viên hiện tại của bộ lạc Sentinel trên đảo Bắc Sentinel là 150, trong khi hồi năm 2011 là 40. Tuy nhiên, con số thực tế theo điều tra ít hơn nhiều.

Bộ lạc bắn mưa tên vào du khách Mỹ có ăn thịt người không? - Ảnh 3.

Một thổ dân Sentinel nhắm tên vào trực thăng của lực lượng cảnh sát biển Ấn Độ khi họ khảo sát hòn đảo hồi năm 2004 - Ảnh: AP

Chính phủ Ấn Độ không liệt kê bộ lạc Sentinel vào cuộc điều tra dân số của họ, vì thực tế việc di chuyển tới đây rất nguy hiểm, cũng như để bảo đảm sự nguyên thủy 100% của cộng đồng này. Họ chỉ đếm số dân dựa trên các hình ảnh được chụp từ xa.

Theo Đài CNN, cuộc khảo sát hồi năm 2011 cho thấy có 15 thổ dân Sentinel sống trên đảo, trong khi vào năm 2001 con số này là 39. Trước đó, cuộc khảo sát vào năm 1991 ghi nhận có 117 người.

Săn bắn, hái lượm và có ngôn ngữ riêng

Các cuộc khảo sát từ xa không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào cho thấy người Sentinel làm nông nghiệp. Thay vào đó, họ săn bắn và hái lượm trong rừng. Họ cũng bắt cá ven bờ biển để sống.

Bộ lạc bắn mưa tên vào du khách Mỹ có ăn thịt người không? - Ảnh 4.

Bộ lạc Sentinel rất nhạy cảm với người lạ xâm phạm vùng đất của họ - Ành: PINTEREST

Bộ lạc Sentinel được cho có thổ ngữ riêng. Theo các tài liệu khảo sát dân số của Ấn Độ, người ta từng sử dụng tiếng Jarawa để tiếp xúc với các thổ dân trên đảo Bắc Sentinel nhưng không thành công. Jarawa là ngôn ngữ được thổ dân trên các hòn đảo gần đó sử dụng.

Nằm trong ‘xứ sở của thổ dân’

Đảo Bắc Sentinel thuộc quần đảo Andaman của Ấn Độ. Quần đảo này nằm rất xa bờ biển Ấn Độ, là nơi sinh sống của nhiều bộ lạc.

Bộ lạc bắn mưa tên vào du khách Mỹ có ăn thịt người không? - Ảnh 5.

Vị trí của đảo Bắc Sentinel trong quần đảo Andaman - Ảnh: NEWS BUGZ

Tuy nhiên, các bộ lạc khác - chẳng hạn Jarawa - có một số tiếp xúc với người bên ngoài, trong khi bộ lạc Sentinel sống hoàn toàn tách biệt với nền văn minh hiện đại.

Bộ lạc Sentinel ăn thịt người?

Từ thời thuộc địa, từng có lời đồn khắp nơi cho rằng bộ lạc Sentinel ăn thịt người. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy điều này.

Bộ lạc bắn mưa tên vào du khách Mỹ có ăn thịt người không? - Ảnh 6.

Hình ảnh hiếm hoi cho thấy các thổ dân trong bộ lạc Sentinel - Ảnh: BBC

Theo sau cái chết của hai ngư dân khi đi vào đảo Bắc Sentinel hồi năm 2006, một báo cáo phân tích của chính phủ Ấn Độ đã kết luận rằng bộ lạc này không có tục lệ ăn thịt người.

"Việc người Sentinel không ăn thịt người chết hoàn toàn trái ngược với niềm tin cho rằng họ là bộ lạc ăn thịt người", báo cáo chỉ ra.

Trước Chau, ai từng đến Bắc Sentinel?

Các tài liệu từng ghi lại một vài chuyến đi tới đảo Bắc Sentinel.

Năm 1880, một cuộc thám hiểm của quân đội Anh được phát động nhằm cố gắng bắt liên lạc với bộ lạc bí ẩn. Quân đội Anh đã bắt 6 người Sentinel. Trong số này, 2 thổ dân đã chết sau đó, có thể do họ không đủ miễn dịch với các căn bệnh từ thế giới bên ngoài.

Bộ lạc bắn mưa tên vào du khách Mỹ có ăn thịt người không? - Ảnh 7.

Tranh mô tả một trong những chuyến đi đầu tiên đến quần đảo Andaman - Ảnh: WIKIMEDIA COMMONS

Thập niên 1960, các nhà nghiên cứu thuộc chính phủ Ấn Độ cũng tổ chức một vài chuyến đi đến hòn đảo để tiếp xúc với các thổ dân, nhưng không mấy thành công. Chính phủ Ấn Độ từng điều máy bay bay qua hòn đảo để khảo sát thiệt hại theo sau một trận sóng thần hồi năm 2004.

Hồi năm 2006, bộ lạc Sentinel đã giết 2 ngư dân Ấn Độ. Neo thuyền gần đảo nhưng không may chiếc neo lỏng lẻo và bị đẩy vào bờ, hai ngư dân này sau đó đã thiệt mạng trên đảo. Chính phủ Ấn Độ không truy tố vụ giết người.

Được bảo vệ pháp lý, nhưng...

Chính quyền New Delhi tuyên bố đảo Bắc Sentinel là một phần lãnh thổ của nước Cộng hòa Ấn Độ vào năm 1970. Kể từ đó, Ấn Độ kiểm soát mọi chuyến đi tới hòn đảo và duy trì sự giám sát bằng lực lượng tuần duyên. Ấn Độ thậm chí đã thông qua luật hồi năm 2017, theo đó nêu rõ việc đăng tải hình ảnh hay video của bộ lạc Sentinel lên mạng xã hội là phi pháp.

Bộ lạc bắn mưa tên vào du khách Mỹ có ăn thịt người không? - Ảnh 8.

Hôm 21-10, John Allen Chau đã đăng tấm ảnh cho thấy anh tới quần đảo Andaman - Ảnh: BBC/INSTAGRAM

Tuy nhiên, theo tờ India Today, Ấn Độ hồi tháng 8 vừa qua đã xóa bỏ giấy phép khu vực hạn chế (RAP) cho 29 đảo ở quần đảo Andaman, trong đó có đảo Bắc Sentinel. Mục đích của việc bãi bỏ là thúc đẩy du lịch.

Quy định mới sẽ có hiệu lực đến tháng 12-2022. Điều này đồng nghĩa với việc du khách sẽ không cần xin giấy phép để thăm bất kỳ đảo nào trong 29 đảo này. Do đó, đối với trường hợp của John Allen Chau, việc anh đi tới đảo Bắc Sentinel là không phi pháp.

Cố ý đến đảo thổ dân Ấn Độ, du khách Mỹ chết vì

TTO - Du khách Mỹ John Chau đã thiệt mạng do trúng ‘mưa tên’ của một bộ lạc sinh sống trên một trong những khu vực cô lập nhất thế giới ở quần đảo Andaman, Ấn Độ.

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp