Còn nhiều ý kiến cho rằng danh hiệu giáo viên dạy giỏi mang đến cho giáo viên, nhà trường nhiều lợi ích. Trong ảnh: Một tiết học tại trường THCS Collette, quận 3, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
đã duy trì nhiều thập kỷ qua, kết quả của cuộc thi là căn cứ để công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp, được xem như "chứng chỉ" mà để có được không dễ dàng.
"Chúng tôi được công nhận giáo viên dạy giỏi mới được dạy thêm bên ngoài nhà trường. Thế nên không đạt được thì cũng không thể có thêm thu nhập, trong khi lương nhà giáo eo hẹp".
Một giáo viên ở Hải Phòng
Trường đua
Theo các giáo viên đã tham gia "cuộc đua", áp lực đè nặng cả khi được hay không được chọn đi thi. Không được chọn thì không có cơ hội thay đổi, nhưng được chọn thì càng lo. Việc chấm giáo viên giỏi không chỉ qua tiết học mà giáo viên còn phải hoàn thành bài thi trắc nghiệm, tự luận.
Thầy Huy Sơn, một giáo viên THPT ở Hà Nội, cho biết một giáo viên phải tham gia hội thi này sẽ đồng nghĩa với việc "buông" học sinh trong 1-2 tháng vì không còn tâm trí nào để dạy học sinh cho tốt.
"Tôi phải soạn bài cho giáo viên học thuộc", vì giáo viên cần tập trung thiết kế tiết dạy để hoàn hảo nhất - một giáo viên là tổ trưởng chuyên môn cũng trao đổi. Theo giáo viên này, giáo viên đi thi bị "kiểm tra bài cũ" như học sinh là rất bình thường trước các tổ chuyên môn.
Với cách "luyện thi cho giáo viên" này, hội thi thực sự là một trường đua. Giải thưởng không phải chỉ để vinh danh cá nhân mà để nâng uy tín nhà trường. Nó liên quan tới việc nâng lương giáo viên, tăng quy mô tuyển sinh ở trường tư...
Có ưu điểm nhưng khó lan tỏa
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), chia sẻ: "Nghề nào cũng có những cuộc thi, hội thi, đó là cách khích lệ giáo viên sáng tạo. Cả việc nhiều giáo viên giúp đỡ một giáo viên đi thi cũng là cách để truyền kinh nghiệm, phát huy trí tuệ tập thể".
Theo cô Nhiếp, trên thực tế đã có nhiều giáo viên trưởng thành rõ rệt qua cuộc thi đầy áp lực. Và những phương pháp, sáng kiến của họ được tiếp tục ứng dụng, nhân rộng.
"Cái gì bất ổn thì sửa, chứ không nên vì những hiện tượng tiêu cực mà phủ nhận hết ưu điểm" - cô Nhiếp bày tỏ. Tương tự, cô Cao Tố Nga - hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng - cho biết Hải Phòng cũng thay đổi rất nhiều tiêu chí chấm giáo viên dạy giỏi phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay.
Cũng theo cô Nga, Hải Phòng không có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi vĩnh viễn mà danh hiệu chỉ có giá trị hai năm. Nếu giáo viên muốn đạt thì phải tiếp tục thi.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý cho rằng dù thay đổi cách thức thi, tiêu chí chấm thi thế nào thì việc công nhận danh hiệu giáo viên giỏi chỉ qua một cuộc thi cũng không chuẩn xác.
Ông Lê Hồng Vũ, trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), bày tỏ: "Tôi luôn sợ sau tiếng trống hội rộn rã, lại tiếp diễn các tiết học buồn tẻ không thể giúp cho học sinh phát hiện, phát triển tố chất bản thân. Đến lúc không phải cứ tung hô những gì vốn không có trong đời sống dạy học".
Không chỉ có hội thi
Cũng có ý kiến cho rằng học sinh được hồn nhiên thể hiện cách hiểu, cách nghĩ trong các tiết học mới quan trọng hơm. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM trong giờ học tiếng Việt - Ảnh: NHƯ HÙNG
Thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Trường Marie Curie (Hà Nội), cho rằng đây là một trong nhiều cuộc thi cần bỏ như thi tổng phụ trách giỏi, thi chủ nhiệm giỏi, giáo viên giỏi... vì cách thức tổ chức không thực chất, không khích lệ giáo viên sáng tạo thực sự, không tác động tích cực vào đời sống giáo dục.
Trong khi đó, dù không cho rằng cần bỏ thi nhưng ông Lê Hồng Vũ khẳng định: "Đổi mới sáng tạo phải triển khai thật trong các nhà trường. Dự một số tiết sẽ thấy ngay điều đó, vẫn thấy giáo viên bày ra nhiều đồ dùng dạy học không thực sự cần thiết với yêu cầu của bài học và không phải học sinh nào cũng có thể tiếp cận".
Ông Vũ cho rằng những tiết học mà ở đó học sinh được hồn nhiên thể hiện cách hiểu, cách nghĩ, những tiết học không hề được chuẩn bị công phu nhưng chứa đựng tình yêu, niềm tin, trách nhiệm và trí tuệ của người thầy mới là tiết học được đánh giá cao.
Theo một số thầy cô giáo, thi giáo viên dạy giỏi chỉ nên kiểm tra giáo viên bằng các bài thi trắc nghiệm, tự luận, còn việc thi thực hành thì nên đột xuất dự một giờ dạy của giáo viên đó tại trường trong khoảng thời gian quy định, có thể là 2 tuần.
Cũng có những giáo viên ủng hộ việc xét giáo viên dạy giỏi không chỉ căn cứ vào hội thi có giải mà trong quá trình dạy học trên cơ sở một bộ tiêu chí được xây dựng.
TS Đỗ Hồng Cường (phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ đô Hà Nội):
Thế giới có làm như chúng ta hay không?
Tôi thấy các nước không còn mô hình thi giáo viên dạy giỏi. Khi cuộc thi vốn dĩ là động lực để giáo viên phấn đấu và học hỏi nhau nhưng đâu đó đã biến tướng thì cần phải tìm được mô hình phù hợp hơn thay thế để giúp vừa tạo động lực thi đua, vừa đóng góp cho đổi mới giáo dục trong nhà trường. Nếu chỉ dựa vào một góc nhìn nào đó sẽ đều phiến diện, nên cần có những hội thảo nghiêm túc để bàn về vấn đề này.
Khi chưa có hình thức khác thay thế thì không nên cực đoan đòi xóa bỏ hẳn các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, nhưng phải đổi mới để tránh phát sinh những câu chuyện phản giáo dục.
Ngọc Hà ghi
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận