13/02/2024 10:19 GMT+7

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời về quản lý dạy thêm học thêm, xử lý lạm thu

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: GIA HÂN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có trả lời ý kiến của cử tri một số tỉnh gửi đến trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.

Cần bổ sung dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Theo đó, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị bộ nghiên cứu, ban hành quy định mới, cụ thể hơn về dạy thêm học thêm để việc quản lý đồng bộ, thống nhất.

Cần bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đây là điều cần thiết để công tác quản lý chặt chẽ, minh bạch hơn.

Trước mắt, cần có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, thống nhất về quản lý hoạt động dạy thêm học thêm, nhất là ngoài nhà trường để có căn cử quản lý hoạt động này tại địa phương.

Trả lời nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ đã ban hành thông tư 17 quy định về dạy thêm học thêm.

Cũng theo bộ này, sau khi Luật sửa đổi Luật Đầu tư đưa hoạt động dạy thêm học thêm ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì một số điều quy định về điều kiện và cấp phép tổ chức dạy thêm học thêm tại thông tư 17 không còn phù hợp.

Vì vậy, từ năm 2019, bộ đã ban hành quyết định công bố hết hiệu lực các điều có liên quan nội dung này quy định tại thông tư 17.

Tuy nhiên, các quy định khác của thông tư 17 vẫn có hiệu lực thi hành, đặc biệt các quy định về nguyên tắc dạy thêm học thêm; các trường hợp không được dạy thêm.

Cùng với đó là trách nhiệm của các cấp quản lý, cơ sở giáo dục về hoạt động dạy thêm học thêm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Trên thực tế, nhiều địa phương căn cứ vào các điều còn hiệu lực của thông tư 17 đã ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm học thêm tại địa phương hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, thời gian tới, bộ sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Sau khi được đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bộ sẽ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý hoạt động dạy thêm học thêm (sửa thông tư 17) nhằm bảo đảm phù hợp, thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động này trong và ngoài nhà trường của các địa phương, cơ sở giáo dục.

Đồng thời, bộ tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức dạy thêm học thêm tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường.

Tiếp tục xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng "lạm thu"

Trả lời ý kiến cử tri tỉnh Quảng Trị về vấn đề "lạm thu", Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, trong những năm vừa qua, bộ đều ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng "lạm thu" trong trường học.

Trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm của bộ, có nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách.

Qua thanh tra, kiểm tra, bộ đã phát hiện những hạn chế, thiếu sót, sai phạm trong công tác thu chi đầu năm không đúng quy định, đã kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.

Theo chức năng nhiệm vụ, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, các địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu để HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định về khoản thu, mức thu đối với cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý trên địa bàn.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra đầu năm học trong đó có nội dung thu chi đầu năm học, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Trong thời gian tới, bộ tiếp tục chỉ đạo các sở tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra; chấn chỉnh tình trạng lạm thu; thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.

Bộ xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng "lạm thu" theo thẩm quyền.

Bên cạnh đó, bộ đang đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung thông tư 55 để phù hợp với điều kiện thực tế quản lý, phân cấp, tự chủ trong giáo dục và việc phối hợp quản lý trong giáo dục.

Kiến nghị lịch sử là môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT từ 2025, Bộ Giáo dục nói gì?Kiến nghị lịch sử là môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT từ 2025, Bộ Giáo dục nói gì?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ từ năm 2015 đến nay, lịch sử luôn là môn học bắt buộc nhưng học sinh được lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp