24/04/2020 12:12 GMT+7

Bộ GD-ĐT: 'Tuyển sinh đại học 2020 thí sinh không phải tốn kinh phí đi lại'

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Việc không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả tuyển sinh đại học khiến nhiều thí sinh lo lắng. Bộ GD-ĐT đã giải thích về những hỗ trợ của Bộ GD-ĐT trong việc tuyển sinh năm nay.

Bộ GD-ĐT: Tuyển sinh đại học 2020 thí sinh không phải tốn kinh phí đi lại - Ảnh 1.

Năm 2020 học sinh lớp 12 sẽ chỉ thi tốt nghiệp THPT với mục đich chính để xét tốt nghiệp. Nhưng sẽ vẫn có nhiều trường dự kiến sử dụng kết quả này để tuyển sinh (trong ảnh thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019)- Ảnh: CHÍ TUỆ

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ:

- Theo phương án được Thủ tướng Chính phủ thông qua, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ tập trung vào mục tiêu chính là lấy quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT đảm bảo mặt bằng chung của cả nước có tính tới điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thay đổi của kỳ thi THPT cũng làm cho công tác tuyển sinh sẽ phải có điều chỉnh phù hợp. Với quan điểm cố gắng tối đa đảm bảo công tác tuyển sinh diễn ra thuận lợi, công bằng, khách quan, trung thực, nhất là quyền lợi của thí sinh, Bộ GD-ĐT dự kiến tiếp tục hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học và thí sinh trong công tác tuyển sinh. Cụ thể là ở các trong khâu đăng ký xét tuyển và lọc ảo như năm 2019.

Với sự hỗ trợ này, thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng… nên rất thuận lợi cho thí sinh đăng ký những ngành/trường mình mong muốn.

Việc lọc ảo tốt sẽ giúp các trường có khả năng tuyển một số lượng chỉ tiêu hợp lý ngay từ đợt tuyển sinh đầu để đảm bảo hoạt động đào tạo chung của nhà trường.

Do có sự thay đổi của kỳ thi THPT năm nay, một số cơ sở giáo dục đại học, nhất là các trường tốp trên, có thể sẽ tổ chức thi riêng để tuyển sinh cho trường mình hoặc theo nhóm trường. Bộ GD-ĐT sẽ có giải pháp hỗ trợ việc tổ chức thi, đăng ký xét tuyển, lọc ảo theo nhóm trường.

Hiện tại, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện Quy chế tuyển sinh năm nay và sẽ ban hành sớm nhất trong những ngày tới.

*Nhưng việc không còn kỳ thi với đề thi phân hóa cao đảm bảo có thể sử dụng kết quả để tuyển sinh đại học. Điều này sẽ gây khó khăn cho các trường vẫn muốn sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh, trong khi nhiều trường chưa thể tự tổ chức xét tuyển riêng. Bộ có hướng hỗ trợ giải quyết vướng mắc này thế nào?

- Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong 3 năm gần đây, kết quả tuyển sinh của toàn hệ thống có xu hướng giảm dần tỉ trọng trúng tuyển từ sử dụng kết quả kỳ thi THPT, tăng dần tỉ trọng trúng tuyển từ học bạ và các phương thức khác, theo đúng tinh thần tự chủ.

Cụ thể, số thí sinh trúng tuyển thông qua sử dụng kết quả thi TPHT quốc gia năm 2017 chiếm 81,5%; năm 2018 chiếm 73,6%; năm 2019 là 62,4% trong tổng số thí sinh trúng tuyển. 

Trong đó, số thí sinh trúng tuyển bằng xét kết quả học bạ năm 2018 chiếm 18%, năm 2019 chiếm gần 30%. Còn lại là các phương thức khác (từ thi đánh giá năng lực, thi năng khiếu, văn hóa, sử dụng chứng chỉ quốc tế…) khoảng 10%.

Phương án tự tổ chức thi riêng cũng đã được một số trường tốp trên xác định và chuẩn bị từ nhiều năm trước. Điều này cũng đúng với tinh thần tự chủ của Luật giáo dục đại học, phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục đại học.

Với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, tùy theo yêu cầu của mỗi trường có thể kết hợp sử dụng kết quả thi với các phương thức sàng lọc khác để xét tuyển như hướng đổi mới đang thực hiện trong các năm qua.

*Cùng với thay đổi của kỳ thi năm nay có thể dẫn đến tình trạng mỗi trường sẽ có một phương thức tuyển sinh khác nhau liệu có gây khó khăn, tốn kém, áp lực cho thí sinh?

- Việc này khó xảy ra. Như số liệu thống kê những năm qua cho thấy là số trường thi tuyển sinh riêng rất ít, chỉ khoảng 3%-4% tổng số thí sinh trúng tuyển. 

Năm nay dự đoán số trường tham gia thi tuyển sinh riêng tăng lên, nhưng chủ yếu là một số trường tốp trên, số thí sinh tăng lên nhưng sẽ không đột biến.

Cụ thể chỉ có các trường đại học thuộc nhóm ngành đào tạo đặc thù như Y dược, Công an Quân đội, hoặc nhóm trường, nhóm ngành năng khiếu nghệ thuật... và một số trường đại học có mức độ cạnh tranh cao, có những yêu cầu riêng về chất lượng đầu vào có nhu cầu tự tổ chức kỳ thi thi. 

10-20% thí sinh sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh riêng

Ước tính sẽ có từ 10-20% học sinh THPT sẽ lựa chọn tham dự các kỳ thi tuyển sinh riêng này. Dự đoán phần lớn các trường vẫn sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT kết hợp với các hình thức khác trong đề án tuyển sinh để xét tuyển đại học.

Ngoài ra có một xu thế là nhiều trường đại học có chung lĩnh vực, phân khúc đào tạo, tương đồng về quy mô, vị trí địa lý, các ĐHQG, ĐH vùng có thể liên kết để tổ chức tuyển sinh chung. Ví dụ như các kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN, ĐHQG TP.HCM, ngoài việc tuyển sinh cho các trường thành viên có thể cho các trường khác sử dụng chung kết quả thi để tuyển sinh. Việc này cũng sẽ thuận lợi cho thí sinh.

Nhiều trường đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh Nhiều trường đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh

TTO - Một số trường đại học đã điều chỉnh phương án tuyển sinh đại học 2020 nhưng nhiều trường vẫn chưa thể chốt phương án vì phải chờ Bộ GD-ĐT điều chỉnh Quy chế tuyển sinh năm 2020.

VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp