22/09/2017 11:40 GMT+7

'Bố đã làm gì khi con tê giác cuối cùng bị giết?'

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - "Những con tê giác có quyền được sống. Một ngày nào đó, có thể con mình sẽ hỏi: Bố ơi, bố đã làm gì khi con tê giác cuối cùng trên thế giới bị giết?"

Bố đã làm gì khi con tê giác cuối cùng bị giết? - Ảnh 1.

Ông Sean Lindstone, Viên chức Kinh tế của Tổng Lãnh sự Quán Hoa Kỳ, trò chuyện với các đại sứ tê giác trẻ - Ảnh: HỒNG VÂN

Bảo vệ môi trường và động vật hoang dã thật ra rất đơn giản, chỉ cần bạn có một trái tim biết yêu thương và chia sẻ tình thương đó chan hòa với muôn loài trên trái đất"

Matthew Parvin - hướng dẫn viên khu bảo tồn động vật hoang dã tại Nam Phi

Trung tâm Hoa Kỳ vừa tổ chức buổi gặp gỡ giữa học sinh các trường trung học phổ thông tại TP.HCM với các đại sứ tê giác trẻ - cũng là những học sinh cấp ba, để truyền cảm hứng về bảo vệ động vật hoang dã và kêu gọi ngưng tiêu thụ sừng tê giác. 

Cuộc gặp có chủ đề: "Tê giác Quyền được sống, nói không với nạn săn bắn", với sự tham của gần 100 học sinh, phần lớn đến từ các trường quốc tế vì nội dung được chia sẻ bằng tiếng Anh. 

Các bạn trẻ rất nhiệt tình đặt câu hỏi và trao đổi các ý tưởng để tăng cường truyền thông về bảo vệ tê giác và động vật. 

Có 8 trong số 11 bạn trẻ là đại sứ tê giác trẻ chia sẻ câu chuyện của mình. Phan Lê Hạ Long cho biết: "Tôi thích nghệ thuật. Nghệ thuật giúp tôi khám phá những giới hạn của bản thân. Và rồi tôi nghĩ nghệ thuật cũng có thể giúp tôi góp phần để thế giới tốt đẹp hơn.

Khi biết tê giác là loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, tôi muốn làm một bộ phim để nói với mọi người hãy bảo vệ tê giác thay vì đẩy chúng vào chỗ chết để lấy sừng".

Với Nguyễn Hà Chi, nỗi buồn khi con tê giác cuối cùng của Việt Nam bị sát hại năm 2010 là động lực mạnh mẽ để bạn tìm hiểu về cuộc sống của tê giác trên thế giới như một cách để tạ lỗi với chú tê giác đã mất của Việt Nam.

Bố đã làm gì khi con tê giác cuối cùng bị giết? - Ảnh 3.

Các đại sứ tê giác trẻ - những người đã đến tận Nam Phi tìm hiểu về tê giác - Ảnh: HỒNG VÂN

Bạn Nguyễn Việt Đức cho biết: "Mới đầu, khi biết tê giác bị bắn và bị lấy sừng theo cách tàn nhẫn bởi những kẻ săn bắn lậu, mình nghĩ thôi chẳng ích gì đâu. Họ quá đông, có tiền, có thể thuê bất cứ ai, làm bất cứ việc gì.

Nhưng rồi khi tìm hiểu thêm, mình biết có nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới đang nỗ lực đấu tranh cho quyền sống của tê giác, mình tự nhủ phải lạc quan và tham gia. Hành động tốt hơn là im lặng.

Con tê giác cuối cùng của Việt Nam đã chết rồi nhưng những con tê giác trên thế giới vẫn có quyền được sống. Một ngày nào đó, có thể con mình sẽ hỏi: Bố ơi, bố đã làm gì khi con tê giác cuối cùng trên thế giới bị giết?".

Mỗi ngày 3 con tê giác bị giết lấy sừng

Các tổ chức bảo tồn trên thế giới trong đó có CHANGE - tổ chức có nhiều hoạt động nổi bật trong truyền thông bảo vệ tê giác, muốn gửi đi thông điệp: tê giác là con vật hiền lành tội nghiệp bị oan.

Sừng tê giác thật ra có thành phần giống như móng tay và tóc ở người. Nhưng những lời đồn nói nó có thể chữa nhiều bệnh đã đẩy giá bán của một chiếc sừng tê lên đến 300.000 USD và khiến mỗi ngày hơn 3 chú tê giác bị giết hại theo cách dã man là đục đầu lấy sừng.

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, bà Mary Tarnowka, nêu ra con số đau lòng về nạn săn bắn tê giác: khoảng 530 con tê giác bị giết trong 6 tháng đầu năm 2017. Trong số những nước mua bán, vận chuyển sừng tê có tên Việt Nam.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp