23/10/2024 17:22 GMT+7

Bộ Công Thương thông tin mới về phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương khẳng định với sự phát triển của năng lượng tái tạo thì vai trò của điện nền, trong đó có điện hạt nhân, là rất quan trọng.

Bộ Công Thương thông tin mới về phát triển điện hạt nhân  - Ảnh 1.

Bộ Công Thương họp báo thường kỳ - Ảnh: C.DŨNG

Ngày 23-10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 3, cung cấp thông tin liên quan đến dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Sẽ lựa chọn công nghệ điện hạt nhân tiên tiến nhất

Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là việc Chính phủ sẽ độc quyền xây dựng dự án điện hạt nhân. Báo chí đặt câu hỏi việc phát triển lại nguồn điện hạt nhân hiện nay có muộn hay không, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - thứ trưởng Bộ Công Thương - cho hay chủ trương phát triển điện hạt nhân đã có, nhưng sau đó tạm dừng. 

Do đó, theo chỉ đạo của Chính phủ và thực hiện quy hoạch điện, bộ đang nghiên cứu lại thực tiễn để đánh giá việc có nên triển khai hay không. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế cho thấy với sự phát triển của năng lượng tái tạo thì vai trò của điện nền, trong đó có điện hạt nhân, là rất quan trọng. 

Thực tế, ông Tân cho hay một số nước có nhu cầu phát triển tăng gấp 2-3 lần điện hạt nhân. Như với Nhật Bản, Pháp tính toán tỉ trọng điện hạt nhân là 20-25%, dù ở Nhật Bản từng xảy ra sự cố về điện hạt nhân.

Về lựa chọn công nghệ phát triển điện hạt nhân, ông Tân cho hay chắc chắn sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn. Mục tiêu nhằm đảm bảo tối đa an toàn, đưa rủi ro về bằng 0. Hiện bộ cũng đang nghiên cứu và thấy có một vài phương án.

Việc phát triển điện hạt nhân trong thời gian tới, theo ông Tân còn phụ thuộc vào việc xin chủ trương với các cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở đó nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch điện để đầy đủ cơ sở triển khai. Từ đó tính toán việc đầu tư, chu trình kỹ thuật và các vấn đề khác...

Nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo an ninh năng lượng

Thông tin thêm, ông Bùi Quốc Hùng - phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - cho hay việc phát triển điện hạt nhân phải đảm bảo yếu tố kinh tế, xã hội và khoa học. Năm 2009 Việt Nam đã triển khai phát triển điện hạt nhân, nhưng do nhiều nguồn lực khó khăn nên Quốc hội đã có nghị quyết dừng triển khai.

Tuy nhiên, ông Hùng cho hay hiện nay tình hình của đất nước và thế giới có chuyển biến tích cực, đặc biệt là nguồn lực nên Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu về phát triển điện hạt nhân trong giai đoạn tới.

"Bộ Công Thương đã có báo cáo và phát triển thế nào sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn an ninh năng lượng sau khi có chủ trương của các cấp có thẩm quyền phê duyệt" - ông Hùng nói. 

6 chính sách lớn trong phát triển điện hạt nhân

Thông tin thêm về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), ông Trần Việt Hòa - cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - cho hay có 6 chính sách lớn được đưa ra. Đó là quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới.

Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường.

Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện.

An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Bộ Công Thương thông tin mới về phát triển điện hạt nhân  - Ảnh 3.Kiến nghị mới về phát triển điện hạt nhân gắn cơ chế đặc thù

Ngày 21-10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp