23/08/2023 09:38 GMT+7

Bộ Công Thương muốn 'chia tay' loạt ông lớn nghìn tỉ

11 doanh nghiệp do Bộ Công Thương quản lý được đề xuất chuyển nguyên trạng về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC.

VEAM là một trong những "con gà đẻ trứng vàng" nhờ công ty liên doanh do Bộ Công Thương đang làm đại diện chủ sở vốn nhà nước - Ảnh: VEAM

VEAM là một trong những "con gà đẻ trứng vàng" nhờ công ty liên doanh do Bộ Công Thương đang làm đại diện chủ sở vốn nhà nước - Ảnh: VEAM

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc giám sát tình hình thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Theo đó, trên cơ sở quyết định của Thủ tướng về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch triển khai, kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp do bộ làm đại diện chủ sở hữu.

Theo đó, bộ này đề xuất bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả các doanh nghiệp do bộ đang làm đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC giai đoạn 2022-2025. Việc này nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp tốt thì nhận bàn giao, doanh nghiệp không tốt thì không nhận và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.

Các doanh nghiệp đề xuất chuyển giao gồm: Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco); Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE); Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam; 

Công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp; Công ty cổ phần Nông thổ sản Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng; Công ty TNHH MTV Xây lắp thương mại và Vật liệu xây dựng BMC; Công ty cổ phần Viện nghiên cứu dệt may; Công ty cổ phận Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI.

Trong số các doanh nghiệp trên, nhiều ông lớn đang sở hữu mức doanh thu, lợi nhuận cả nghìn tỉ đồng/năm. Điển hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm của các công ty như VEAM là 6.170 tỉ đồng; Habeco là 2.078 tỉ đồng; MIE là 584 tỉ đồng; Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam là 4.675 tỉ đồng...

Ngoài việc đôn đốc các doanh nghiệp lập phương án sắp xếp các cơ sở nhà đất theo quy định, Bộ Công Thương cũng thực hiện quyết toán cổ phần hóa với các đơn vị chưa quyết toán khi chuyển sang công ty cổ phần. 

Tuy nhiên, đến nay, có ba doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán cổ phần hóa gồm Tổng công ty Thép (VNSteel), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM), Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) do còn tồn tại khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, việc thực hiện quyết toán cổ phần hóa với VNSteel gặp vướng mắc liên quan đến đất đai khi cổ phần hóa công ty mẹ; tại VEAM là do xảy ra một số vi phạm pháp luật, cơ quan điều tra đang điều tra xử lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng đất đai, các khoản công nợ; tại MIE là do vướng mắc liên quan đến khoản đầu tư của Công ty Cơ khí Hà Nội.

Theo Bộ Công Thương, trong vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại 11 doanh nghiệp trên, bộ đã thực hiện đầy đủ, kịp thời quyền, trách nhiệm trong việc tổ chức, sắp xếp và cơ cấu lại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc tăng giảm vốn điều lệ, giám sát việc thu cổ tức, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, cũng như nghĩa vụ nộp ngân sách, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Nhiều công ty thuộc Bộ Công Thương làm ăn bết bát, thua lỗNhiều công ty thuộc Bộ Công Thương làm ăn bết bát, thua lỗ

Mặc dù nhiều doanh nghiệp do Bộ Công Thương quản lý ghi nhận lợi nhuận nhưng nhiều công ty con, công ty liên kết lại làm ăn thua lỗ, "sa lầy" các dự án đầu tư kém hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp