27/08/2020 14:28 GMT+7

Bộ Công thương chọn 'ngày đẹp' để chuyển giao Bia Sài Gòn

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Bộ Công thương, cơ quan chủ quản của Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), sẽ chính thức chuyển giao Sabeco về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vào ngày 'đẹp': 28-8, đúng tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ.

Bộ Công thương chọn ngày đẹp để chuyển giao Bia Sài Gòn - Ảnh 1.

Chuyển đổi cơ quan quản lý là một trong những thay đổi đáng kể nhất của Sabeco cho phần vốn Nhà nước còn lại kể từ năm 2017 đến nay - Ảnh: T.L.

Dù đúng tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ trước thời hạn 30-8, nhưng việc chuyển giao Bia Sài Gòn theo kế hoạch doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 về SCIC vẫn được cho là chậm nếu so cam kết mà đại diện Bộ Công thương từng xác nhận với Tuổi Trẻ Online trước đây 'sẽ tiến hành trong tháng 7-2020'.

Sabeco nằm trong danh sách 121 doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc các bộ, ngành trung ương quản lý và 18 doanh nghiệp sẽ được chuyển giao về SCIC để thực hiện việc thoái vốn theo danh mục do Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ký quyết định ban hành.

Theo danh mục sắp xếp, Sabeco thuộc diện được thoái toàn bộ 36% vốn điều lệ còn lại của nhà nước theo lộ trình phải thực hiện đến hết năm 2020.

Đây là phần vốn nhà nước còn lại sau khi Bộ Công thương thay mặt Chính phủ bán 53,59% vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV Vietnam Beverage - công ty 'con' của Tập đoàn ThaiBev (Thái Lan) - với trị giá lên đến 5 tỉ USD hồi cuối năm 2017.

Tính đến 27-8, các tổ chức nước ngoài khác hiện đang nắm 9,71% vốn điều lệ Sabeco, trong khi tỉ lệ 0,7% còn lại do các cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ.

Tới đây, việc SCIC lựa chọn phương án và thời điểm nào phù hợp để "tất toán" tỉ lệ cổ phần còn lại vẫn là một ẩn số, đặc biệt trong giai đoạn thị trường khá nhạy cảm hiện nay.

Trong khi đó, dù đã có sự hồi phục nhất định so với quý 1-2020 trong việc ngăn đà suy giảm doanh thu ở quý 2-2020 bằng nhiều nỗ lực trong công tác điều hành quản lý, biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể, từ 26,5% lên xấp xỉ 31%, nhưng lợi nhuận ròng của Sabeco vẫn sụt gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, việc có những đối sách phù hợp trong cơ chế quản lý điều hành của Sabeco hiện nay trước tác động khá tiêu cực từ dịch COVID-19, lẫn Nghị định 100 của Chính phủ - vốn tác động trực diện lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp - là điều đáng ghi nhận cho việc "vẫy vùng" giảm thiểu khó khăn.

Không chỉ đẩy mạnh phát triển tối đa các kênh giao hàng tận nhà nhằm thích ứng với điều kiện đảm bảo tối đa an toàn cho người tiêu dùng, xu hướng cải thiện cấu trúc quản trị của Sabeco đang tiến sâu hơn việc cắt giảm các chi phí không cần thiết, kiểm soát chặt chi phí sản xuất bằng việc áp dụng dự án triển khai dự án chuyển đổi số 4.0 cho mô hình hoạt động kinh doanh mới.

Năm 2020, Sabeco trình cổ đông thông qua kế hoạch doanh thu giảm 37%, lợi nhuận sau thuế giảm 39% so với năm 2019, tương ứng còn lần lượt 23.800 tỉ và 3.252 tỉ đồng.

Nhà sản xuất bia có thị phần lớn nhất Việt Nam này hiện đang có 26 công ty con, 18 công ty liên doanh - liên kết cùng hội đồng quản trị gồm 7 thành viên do ông Koh Poh Tiong làm chủ tịch kể từ năm 2018.

Có cơ sở để Sabeco không nộp 2.495 tỉ vào ngân sách Có cơ sở để Sabeco không nộp 2.495 tỉ vào ngân sách

TTO - Kiểm toán Nhà nước bỏ kiến nghị Sabeco phải nộp hơn 2.495 tỉ vào ngân sách sau khi Thường trực Chính phủ có kết luận chỉ đạo từ ý kiến của các bộ Tài chính, Công thương, Tư pháp, Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ.

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp