Các thông tin phân tích được đưa ra dựa trên các báo cáo đến từ một số quốc gia thuộc G20. Theo nguồn tin giấu tên, việc Triều Tiên điều quân số lượng lớn đến Nga không phải là điều sắp xảy ra.
Và nếu có sự hỗ trợ quân sự Triều Tiên - Nga ở quy mô như trên, điều này có thể diễn ra theo hình thức luân chuyển quân từng đợt, không phải theo kiểu triển khai quân một lần.
Hôm 16-11, Đại sứ Ukraine Dmytro Ponomarenko tại Hàn Quốc cũng đưa ra đánh giá tương tự.
Trả lời Đài VOA, ông Ponomarenko nói Kiev dự kiến sẽ có 15.000 binh sĩ Triều Tiên được triển khai đến vùng Kursk của Nga, và có thể là ở các vùng mà Nga đang chiếm đóng ở miền đông Ukraine. Phía Kiev cho rằng lực lượng này sẽ được luân chuyển cứ sau vài tháng.
Theo Bloomberg, một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Nga nói việc có một "cơ chế bù đắp tổn thất" cho lực lượng Triều Tiền là điều hợp lý, nhằm tránh việc lực lượng này mất nhiều quân trên chiến trường và mất đi giá trị chiến đấu của họ.
Với con số 100.000 quân Triều Tiên có khả năng tham gia chiến sự Ukraine đang được lan truyền, nguồn tin trên nhận định đây cũng là dấu hiệu cho thấy ông Putin có ý định chiến đấu lâu dài.
Thủ tướng Đức muốn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gây áp lực
Vấn đề binh sĩ Triều Tiên tham gia chiến sự Ukraine cũng sẽ được nêu ra trong Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil trong tuần này.
Hồi tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong một cuộc điện đàm hiếm hoi với ông Putin đã gọi việc Bình Nhưỡng triển khai quân đến Nga là "một sự leo thang nghiêm trọng" cho chiến sự Ukraine.
Theo các quan chức Đức, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng Scholz sẽ gặp mặt và thúc đẩy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dùng sức ảnh hưởng của mình lên Nga và Triều Tiên nhằm tránh chiến sự leo thang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận